(HG) - Ngày 2-7,ựchiệnmụctiukptrongphttriểnkinhtếtie lệ cược Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với các địa phương đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020. Tại điểm cầu Hậu Giang, ông Lữ Văn Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; ông Lê Tiến Châu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; cùng lãnh đạo HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh, các ban, ngành tham dự.
Hội nghị đánh giá tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020 được tổ chức tại điểm cầu Hà Nội dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.
Hội nghị diễn ra sau nửa chặng đường thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của năm. Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp thì Việt Nam là một trong số ít quốc gia có tốc độ tăng trưởng dương trong bối cảnh dịch bệnh tác động đến các nền kinh tế lớn toàn cầu. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong bối cảnh 6 tháng đầu năm nay xảy ra đại dịch Covid-19, gây ra sự sụt giảm kinh tế toàn cầu trên quy mô lớn nhất trong 150 năm qua. Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế toàn cầu sẽ sụt giảm 5,2% trong năm nay. Là một nước hội nhập quốc tế sâu rộng, kinh tế Việt Nam cũng chịu nhiều tác động với tốc độ tăng trưởng GDP quý II tăng 0,36%, 6 tháng đầu năm tăng 1,81%. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất trong 10 năm qua đối với nước ta. Việt Nam cũng là một trong những nước đầu tiên thoát ra khỏi dịch bệnh, thiết lập trạng thái bình thường mới. Xuất siêu đạt mức 4 tỉ USD, trong đó xuất khẩu khu vực trong nước đạt khá cao, lên đến 11,7%.
Tại điểm cầu Hậu Giang, lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh cùng các sở, ban, ngành nghe đánh giá tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt trên 850 nghìn tỉ đồng, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2019 và bằng 33% GDP. Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 2,71%.
Tuy nhiên, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại, dịch vụ. Khu vực dịch vụ trong 6 tháng đạt mức tăng thấp nhất của cùng kỳ các năm 2011-2020. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý II giảm 5,8% so với quý trước; 6 tháng đầu năm ước giảm 0,8% so với cùng kỳ năm 2019. Cả nước có hơn 62.000 doanh nghiệp được thành lập mới với số vốn đăng ký trên 690 nghìn tỉ đồng và tổng số lao động đăng ký trên 500.000 lao động, giảm 7,3% về số doanh nghiệp, giảm 19% về vốn đăng ký và giảm 21,8% về số lao động so với cùng kỳ năm trước.
Tại hội nghị, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương tập trung thảo luận các kịch bản, giải pháp để thực hiện “mục tiêu kép” trong nửa chặng đường còn lại của năm 2020 là không để Covid quay trở lại và phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo tăng trưởng và ổn định. Đẩy mạnh ứng dụng dịch vụ công trực tuyến. Phải dùng mọi biện pháp thúc đẩy 3 lĩnh vực: đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng để đạt được mục tiêu tăng trưởng cao nhất...
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh “khó khăn gấp đôi, phải phấn đấu gấp ba” để phát triển đất nước. Các vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị lớn phải là “đầu tàu”, phải có quyết sách mạnh mẽ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế cả nước. Tiếp tục thực hiện tốt phòng, chống tham nhũng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội. Các cấp ngành phối hợp chặt chẽ, có giải pháp tháo gỡ khó khăn kịp thời trên các lĩnh vực nhất là trong lĩnh vực phát triển kinh tế, đầu tư công, hỗ trợ hiệu quả cho các doanh nghiệp hoạt động. Phát triển các mô hình kinh doanh mới, thương mại điện tử, thanh toán điện tử... Bộ Công an, Bộ Quốc phòng kiểm soát chặt việc nhập cảnh qua biên giới, qua đường mòn lối mở đảm bảo an toàn phòng, chống dịch, không để dịch bệnh quay lại. Phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng y tế, công an, chính quyền trong phòng, chống dịch Covid-19. Khắc phục tình trạng trì trệ trong giải ngân vốn đầu tư công. Tháo gỡ vướng mắc bất cập, không để quy trình thủ tục gây khó cho các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu. Thúc đẩy xây dựng các công trình trọng điểm, nhất là các công trình về lưới điện...
Tin, ảnh: KỲ ANH