【keo bong anh】Việt Nam có nhiều dư địa để tiếp cận nguồn tài chính xanh

作者:Cúp C2 来源:World Cup 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-26 04:44:50 评论数:

Kinh tế Việt Nam dự kiến tăng trưởng 6,ệtNamcónhiềudưđịađểtiếpcậnnguồntàichíkeo bong anh7% năm 2022

Tại sự kiện, các chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Standard Chartered chia sẻ những nhận định về triển vọng kinh tế toàn cầu và Việt Nam. Theo Standard Chartered, tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự kiến sẽ đạt 4% trong năm 2022, giảm so với mức 5,8% của năm ngoái do chính sách tiền tệ và tài khóa thắt chặt, sự đứt gãy trong chuỗi cung ứng toàn cầu và lạm phát gia tăng có thể sẽ ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của kinh tế trong năm nay.

Việt Nam có nhiều dư địa để tiếp cận nguồn tài chính xanh

Chia sẻ đánh giá về triển vọng kinh tế Việt Nam, ông Tim Leelahaphan - chuyên gia kinh tế phụ trách Thái Lan và Việt Nam (Ngân hàng Standard Chartered) nhận định: “Chúng tôi có đánh giá rất tích cực với triển vọng tăng trưởng trong trung và dài hạn của nền kinh tế Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình phục hồi và sẽ phục hồi mạnh mẽ trong năm 2022, bắt đầu từ cuối quý I/2022. Triển vọng trung hạn của Việt Nam duy trì tích cực. Việt Nam sẽ tiếp tục là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu”. Trong một cuộc khảo sát do Standard Chartered thực hiện gần đây, các khách hàng đều cho rằng Việt Nam có rất nhiều tiềm năng tăng trưởng và thu hút đầu tư. Việt Nam đang đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế và chuỗi cung ứng toàn cầu. Khảo sát cho thấy, có tới 60% câu trả lời của người tham gia trả lời đều tin tưởng rằng, Việt Nam vẫn là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Có thể có những gián đoạn trong cung ứng hậu cần trong ngắn hạn nhưng sau dịch Covid-19, vai trò của Việt Nam sẽ sớm được khẳng định.

Theo vị chuyên gia kinh tế này, chi phí lương gia tăng ở Trung Quốc và chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã thúc đẩy nhiều doanh nghiệp di dời hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc hoặc sử dụng chiến lược “Trung Quốc+1”. Quá trình này sẽ còn tiếp diễn trong trung hạn và Việt Nam có thể sẽ tiếp tục là một điểm đến được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Cũng theo ông Tim Leelahaphan, Việt Nam mong muốn trở thành 1 trung tâm phát triển về sản xuất và Việt Nam đã đang ở xu hướng này khi mà xuất khẩu linh kiện điện tử, máy tính gia tăng mạnh mẽ trong thời gian vừa qua. Việt Nam đang theo kịp Trung Quốc trong xuất khẩu các mặt hàng công nghệ cao. Điều này cho thấy Việt Nam đang đi đúng hướng trong xuất khẩu và tận dụng được lợi thế tiềm năng của mình.

Với những tín hiệu tích cực của nền kinh tế Việt Nam, theo ông Tim Leelahaphan, năm 2022 Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng ở mức 6,7% và mức tăng trưởng 7% trong năm 2023 là hoàn toàn trong tầm tay.

Cơ hội tiếp cận nguồn tài chính xanh quốc tế

Tại phiên thảo luận về chủ đề “Tài chính xanh và kiến nghị chính sách với Việt Nam”, các tổ chức và nhiều đối tác quốc tế khẳng định, tài chính xanh là xu thế sẽ được đẩy mạnh trong thời gian tới. Trong đó, nguồn vốn được huy động từ cả khu vực nhà nước, tư nhân và các định chế tài chính, các tổ chức phi lợi nhuận nhằm thực hiện các mục tiêu và ưu tiên về phát triển bền vững. Các dự án có thể huy động hỗ trợ từ chính sách tài chính xanh, tập trung vào những lĩnh vực như năng lượng tái tạo và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, xử lý ô nhiễm, bảo đảm đa dạng sinh học, phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên đất.

Theo các chuyên gia, Việt Nam còn rất nhiều dư địa để tiếp cận nguồn tài chính xanh, đồng thời đưa ra các cách thức, giải pháp cụ thể để Việt Nam có thể tiếp cận và huy động các nguồn lực tài chính xanh nhằm giúp Việt Nam có thể đạt được các mục tiêu phát triển bền vững. Nhiều đối tác và các doanh nghiệp đánh giá cao chủ trương, chính sách của Việt Nam về tăng trưởng xanh và giảm phát thải, khẳng định sẽ tiếp tục hợp tác và hỗ trợ Việt Nam triển khai hiệu quả các chính sách tài chính xanh trong thời gian tới.

Tại sự kiện, bà Nguyễn Thị Diệu Trinh - Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường (Bộ Kế hoạch và đầu tư) đã đưa ra những gợi ý để Việt Nam có thể tiếp cận các nguồn tài chính xanh. Theo đó, cần thúc đẩy hợp tác “ngân hàng xanh” với các định chế tài chính lớn và các ngân hàng tại Việt Nam. Bên cạnh đó, cần “mềm hóa” quy trình thủ tục để hai bên gặp được nhau giữa cung và cầu trong lĩnh vực này. Đồng thời, đa dạng hóa các sản phẩm tài chính xanh để các đối tượng yếu thế có thể tiếp cận được, chứ không phải chỉ là các dự án tỷ đô.

Đại diện cho Ngân hàng Standard Chartered, ông Ben Hung- Tổng Giám đốc khu vực châu Á của Standard Chartered cho biết, để xây dựng một tương lai bền vững và hành trình tiến tới mức phát thải các- bon bằng 0 yêu cầu sự nỗ lực và hành động của tất cả chúng ta. Việt Nam là một thị trường quan trọng trong mạng lưới hoạt động của Standard Chartered tại châu Á. Standard Chartered cam kết đầu tư vào Việt Nam để hỗ trợ quá trình phát triển bền vững và tạo dựng sự thịnh vượng.

“Standard Chartered sẽ tiếp tục đóng vai trò kết nối Việt Nam với thế giới, đồng thời cung cấp tài chính cho những khu vực có thể tạo ra những tác động tích cực. Chúng tôi tin rằng, việc Chính phủ chú trọng vào phát triển nền kinh tế theo hướng xanh và bền vững sẽ giúp tăng cường niềm tin cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư, thúc đẩy họ đầu tư nhiều hơn nữa vào quá trình phát triển bền vững tại Việt Nam trong dài hạn” – ông Ben Hung khẳng định.

Trao biên bản ghi nhớ tổng giá trị 8,5 tỷ USD cho 3 doanh nghiệp Việt Nam

Vào tháng 11/2021, tại Hội nghị “Đối thoại tại COP26 với Thủ tướng Chính phủ Việt Nam: Kiến tạo tương lại thịnh vượng và bền vững thông qua đầu tư tư nhân” tại Glasgow, Vương quốc Anh, bên lề của Hội nghị COP26, Ngân hàng Standard Chartered đã trao các biên bản ghi nhớ với tổng giá trị 8,5 tỷ USD cho 3 doanh nghiệp Việt Nam nhằm hỗ trợ các dự án phát triển bền vững.

最近更新