Bước đầu phục hồi sau khi Nghị định 08/2023/NĐ-CP
Theáthànhtráiphiếudoanhnghiệpsẽcảithiệnnhưngcầnthêmgiảiphápđểphụchồibềnvữkết quả bóng đá cúp c1 đêm quao số liệu tổng hợp của Công ty Chứng khoán VNDIRECT (VNDIRECT), trong quý I/2023, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) sơ cấp có 14 đợt phát hành trong nước thành công. Tổng giá trị phát hành đạt hơn 28.335 tỷ đồng, tăng 59% so với quý IV/2022 và giảm hơn 60% so với cùng kỳ.
Trong quý đầu năm có 11 đợt phát hành riêng lẻ với tổng giá trị phát hành là 24.435 tỷ đồng, chiếm 86,2% tổng giá trị phát hành; 3 đợt phát hành ra công chúng với giá trị phát hành đạt hơn 3.900 tỷ đồng, chiếm 13,8% tổng giá trị phát hành (tính đến ngày 22/3/2023).
Cũng theo số liệu từ VNDIRECT, bất động sản là nhóm ngành có tỷ trọng phát hành TPDN lớn nhất trong quý I/2023 khi chiếm hơn 85% tổng giá trị phát hành. Theo sau là nhóm tập đoàn đa ngành và nhóm ngân hàng với tỷ lệ phát hành chiếm lần lượt là 12,35% và 1,41%.
Điểm đáng chú ý là các đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ lớn đều là các đợt phát hành được thực hiện sau khi Nghị định 08/2023/NĐ-CP được ban hành. Tập đoàn Masan là doanh nghiệp có giá trị trái phiếu phát hành ra công chúng lớn nhất trong quý I, có tổng giá trị phát hành thành công là 3.500 tỷ đồng, kỳ hạn 5 năm theo lãi suất thả nổi.
Các đợt phát hành riêng lẻ lớn trong quý I/2023 đều là của các doanh nghiệp ít có tên tuổi, thông tin về các doanh nghiệp này cũng rất hạn chế, thậm chí có doanh nghiệp tính tới thời điểm phát hành mới chỉ có thời gian thành lập chưa đến 1 năm. |
Theo quan sát của các chuyên gia VNDIRECT, sau khi Nghị định 08/2023/NĐ-CP được ban hành (ngày 5/3/2023), hoạt động phát hành TPDN riêng lẻ bắt đầu có sự phục hồi khi có 9/11 đợt trong quý được phát hành trong khoảng thời gian này. Tổng giá trị phát hành của 9 đợt phát hành này chiếm hơn 97% tổng giá trị phát hành riêng lẻ trong đầu năm.
“Chúng tôi cho rằng, Nghị định 08/2023/NĐ-CP cho phép tạm ngưng các quy định: Quy định xếp hạng tín nhiệm bắt buộc và quy định nhà đầu tư chuyên nghiệp là những yếu tố giúp hoạt động phát hành riêng lẻ phục hồi trong khoảng thời gian này” – chuyên gia của VNDIRECT nhấn mạnh.
Tuy nhiên, “các đợt phát hành riêng lẻ lớn trong quý đều là của các doanh nghiệp ít có tên tuổi, thông tin về các doanh nghiệp này cũng rất hạn chế, thậm chí có doanh nghiệp tính tới thời điểm phát hành mới chỉ có thời gian thành lập chưa đến 1 năm. Trong bối cảnh niềm tin của các nhà đầu tư cá nhân chưa trở lại, tỷ lệ phân phối cho các nhà đầu tư cá nhân của các lô trái phiếu mới phát hành này là rất hạn chế, người mua chủ yếu là các tổ chức, do đó những đợt phát hành này chỉ mang tính cục bộ, có thể mục đích phát hành chỉ là để cơ cấu lại nợ nội bộ của một hay một vài tổ chức lớn” - chuyên gia của VNDIRECT cho hay.
Sẽ có thêm những đợt phát hành để cơ cấu nợ nội bộ
Với một số quy định nới lỏng cho hoạt động phát hành của Nghị định 08/2023/NĐ-CP, các chuyên gia của VNDIRECT cho rằng, trong thời gian tới có thể sẽ vẫn có những đợt phát hành TPDN riêng lẻ với mục đích cơ cấu nợ nội bộ, giống như những đợt phát hành của một số doanh nghiệp thực hiện cuối tháng 3 vừa qua.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia này, để thị trường TPDN có thể phục hồi bền vững thì cần phải có thêm những giải pháp đồng bộ khác để khôi phục lại niềm tin của nhà đầu tư và giải quyết được vấn đề mất thanh khoản như hiện nay của thị trường.
Áp lực đáo hạn tiếp tục gia tăng Trong năm 2023, VNDIRECT ước tính giá trị đáo hạn TPDN vào khoảng 232,6 nghìn tỷ đồng (tăng 51,6% so với cùng kỳ). Trong quý II/2023 sẽ có khoảng hơn 70,9 nghìn tỷ đồng TPDN đáo hạn (tăng 127% so với quý I/2023), vì vậy, có thể thấy rằng áp lực đáo hạn sẽ bắt đầu tăng mạnh trong quý II này. Nhóm bất động sản là nhóm có tỷ trọng lớn nhất chiếm gần 39,9%; đứng thứ 2 là nhóm tài chính – ngân hàng với tỷ lệ chiếm 37,1% tổng giá trị đáo hạn trong quý II. |
Đầu tiên, theo chuyên gia của VNDIRECT, thị trường cần thêm nhiều giải pháp quyết liệt hơn từ doanh nghiệp để củng cố niềm tin của nhà đầu tư vào TPDN. Các doanh nghiệp bất động sản cũng phải nỗ lực tái cơ cấu, tái cấu trúc sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thực của thị trường; đồng thời có biện pháp xử lý hàng tồn kho nhằm thu tiền về để giải quyết những khó khăn hiện tại về dòng tiền.
Cùng với đó, các cơ quan quản lý cần có phương án đẩy nhanh giải quyết các thủ tục pháp lý cho các dự án bất động sản. Mặt khác, các cơ quan quản lý cần xem xét nới lỏng các điều kiện để cho phép các định chế tài chính lớn, bao gồm các ngân hàng có thể tham gia sâu hơn vào thị trường TPDN với vai trò tạo thanh khoản trên thị trường, đồng thời cho phép các ngân hàng phát triển các hình thức bảo lãnh thanh toán để dần khôi phục niềm tin cho nhà đầu tư.
Ngoài ra, tương tự như bài học từ việc xử lý khủng hoảng TPDN tại các nước khu vực như Hàn Quốc, Trung Quốc, việc hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn tín dụng, để giải quyết vấn đề thanh khoản ngắn hạn là rất quan trọng.
“Chúng tôi cho rằng, thị trường TPDN vẫn đang chờ đợi những tín hiệu tích cực hơn từ các nhóm giải pháp này” – chuyên gia của VNDIRECT cho hay./.