【nhan dinh argentina】Đề nghị giảm số lượng cuộc kiểm toán, tập trung kiểm toán quyết toán ngân sách
Kiểm toán Nhà nước kiến nghị tăng thu giảm chi 8.661 tỷ đồng 8 tháng năm 2022: Đã thực hiện 37.924 tỷ đồng kiến nghị kiểm toán Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Chủ tịch Kiểm toán Nhà nước Lào |
Chiều 12/9,Đềnghịgiảmsốlượngcuộckiểmtoántậptrungkiểmtoánquyếttoánngânsánhan dinh argentina Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã cho ý kiến về báo cáo công tác năm 2022 và kế hoạch kiểm toán năm 2023 của Kiểm toán Nhà nước (KTNN).
Năm 2023: Giảm 37 nhiệm vụ kiểm toán so với năm 2022
Báo cáo về kế hoạch kiểm toán năm 2023, Phó Tổng Kiểm toán phụ trách Kiểm toán Nhà nước (KTNN) Ngô Văn Tuấn cho biết, KTNN dự kiến lựa chọn một số chuyên đề có quy mô lớn, phạm vi rộng để tổ chức kiểm toán nhằm đánh giá toàn diện, xuyên suốt công tác quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công, cụ thể như: Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 và Nghị quyết số 01/NQ-CP; Chuyên đề phục vụ hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội, của UBTVQH (như 3 chương trình mục tiêu quốc gia); Chuyên đề về kinh phí đầu tư cho lĩnh vực khoa học công nghệ; Chuyên đề về các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách…
Về lĩnh vực đầu tư xây dựng, chương trình và dự án, KTNN lựa chọn kiểm toán các dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025, như: Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, Dự án đầu tư xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1; các công trình trọng điểm, giao thông liên vùng khu vực Tây Bắc, đồng bằng Bắc Bộ; các tuyến đường ven biển kết nối liên vùng và các khu kinh tế, đô thị lớn ven biển, theo Quyết định 129/QĐ-TTg…
Ngoài nhiệm vụ kiểm toán báo cáo quyết toán NSNN năm 2022 và trình ý kiến về dự toán NSNN, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2024, dự kiến KHKT năm 2023 gồm: kiểm toán việc quản lý, sử dụng ngân sách 15 bộ, cơ quan trung ương và báo cáo quyết toán của 31 bộ, cơ quan trung ương (đạt tỷ lệ 76%); kiểm toán ngân sách địa phương (NSĐP), báo cáo quyết toán NSĐP của 59 địa phương (83%); 10 nhiệm vụ kiểm toán hoạt động; 25 nhiệm vụ kiểm toán chuyên đề; 28 nhiệm vụ kiểm toán dự án đầu tư; 16 nhiệm vụ kiểm toán doanh nghiệp và tổ chức tài chính - ngân hàng; 13 nhiệm vụ kiểm toán lĩnh vực quốc phòng và 5 nhiệm vụ kiểm toán lĩnh vực an ninh, khối cơ quan Đảng. |
KTNN cũng lựa chọn một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước và tổ chức tài chính - ngân hàng có quy mô lớn để kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước năm 2022 kết hợp với việc đánh giá công tác tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, việc cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, xử lý nợ xấu.
Với định hướng như trên, KTNN dự kiến kiểm toán 141 nhiệm vụ kiểm toán, giảm 37 nhiệm vụ so với kế hoạch kiểm toán năm 2022.
Đánh giá về nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách (UBTCNS) Nguyễn Phú Cường cho biết, đa số ý kiến trong UBTCNS đề nghị cắt giảm chủ đề và số lượng các cuộc kiểm toán hoạt động, kiểm toán lĩnh vực đầu tư xây dựng, chương trình, dự án, lĩnh vực doanh nghiệp để tập trung thực hiện các cuộc kiểm toán phục vụ cho quyết toán ngân sách nhà nước (NSNN).
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách Nguyễn Phú Cường |
Cụ thể, về kiểm toán chuyên đề, UBTCNS đề nghị bổ sung thêm nội dung kiểm toán: “Quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ và việc nghiệm thu, bàn giao, chuyển giao các kết quả nghiên cứu”, theo đề xuất của Đoàn giám sát tối cao “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 - 2021”.
Đối với chuyên đề: “Về các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách do địa phương quản lý giai đoạn 2020-2022” và “Việc quản lý, sử dụng Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam và các địa phương”, đa số ý kiến đề nghị không thực hiện kiểm toán do các quỹ này nguồn vốn nhỏ, ít hoạt động và đề nghị bổ sung, thay thế hai chuyên đề kiểm toán các quỹ nêu trên bằng chuyên đề kiểm toán: “Việc đầu tư mua sắm, ứng dụng phần mềm công nghệ thông tin, các hoạt động thuê dịch vụ công nghệ thông tin”.
Ngoài ra, có ý kiến đề nghị bổ sung kiểm toán chuyên đề tổ chức các giải thi đấu thể thao sử dụng NSNN giai đoạn 2020-2022.
Đề nghị giảm các cuộc kiểm toán doanh nghiệp
Về lĩnh vực đầu tư xây dựng, chương trình và dự án, đa số ý kiến đề nghị KTNN tập trung kiểm toán các dự án hoàn thành có quy mô từ nhóm A trở lên; không tổ chức kiểm toán các dự án mới bắt đầu triển khai thực hiện, đang triển khai dở dang và các dự án có quy mô từ nhóm B trở xuống (trừ các dự án Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu kiểm toán ngay trong năm 2023). Các dự án dở dang có quy mô từ nhóm A trở lên và các dự án có quy mô từ nhóm B trở xuống trường hợp cần thiết phải kiểm toán, đề nghị lồng ghép trong quá trình kiểm toán việc thực hiện dự toán và quyết toán NSNN hằng năm của các bộ, ngành, địa phương.
Về lĩnh vực doanh nghiệp và các tổ chức tài chính - ngân hàng, đa số ý kiến đề nghị rà soát, cắt giảm số lượng để các doanh nghiệp tập trung sản xuất kinh doanh, phục hồi phát triển, chỉ lựa chọn một số ít doanh nghiệp ít chịu sự tác động của đại dịch để tổ chức kiểm toán.
Bên cạnh đó, UBTCNS cũng lưu ý KTNN rà soát danh sách lựa chọn các bộ, ngành, địa phương tại các cuộc kiểm toán để tránh chồng chéo, tối đa một bộ, ngành, địa phương không quá 2 chuyên đề/năm và 3 cuộc kiểm toán/năm và hạn chế trong cùng một thời điểm có nhiều cuộc kiểm toán tại bộ, ngành và trên địa bàn.
Toàn cảnh phiên họp |
Cho ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đồng tình với nhiều nội dung thẩm tra của UBTCNS và nhấn mạnh trong bối cảnh đặc biệt như hiện tại, KTNN cần giảm bớt số cuộc kiểm toán, xác định rõ nội dung nào là trọng tâm để tập trung nâng cao chất lượng và hiệu quả kiểm toán, thực hiện kiểm toán có trọng tâm, trọng điểm, đến nơi đến chốn nhằm mang lại những tác động lan tỏa, tích cực. |
Qua thảo luận, các ý kiến trong UBTVQH cũng cơ bản cho rằng, KTNN cần lưu ý đẩy nhanh tiến độ ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kiểm toán; tổng kết việc thực hiện thí điểm các cuộc kiểm toán từ xa; có giải pháp nhân rộng, nâng cao chất lượng xây dựng kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, trùng lắp; nâng cao chất lượng các kết luận, kiến nghị kiểm toán, nhất là việc cụ thể hóa trách nhiệm tổ chức, cá nhân…
Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, UBTVQH nhất trí với mục tiêu, định hướng và lĩnh vực kiểm toán như KTNN đề xuất. Tuy nhiên, đề nghị KTNN tiếp tục tập trung tăng cường thực hiện các cuộc kiểm toán chuyên đề phục vụ công tác phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước, hoạt động giám sát của Quốc hội; tăng cường kiểm toán việc thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách tài khóa, tiền tệ, những vấn đề liên quan đến nợ công, bội chi ngân sách, tín dụng ngân hàng, quản lý sử dụng vốn đầu tư, kinh phí chuyển nguồn ngân sách…