【bóng đá cúp fa anh】Tai nạn điện
(CMO) Hậu quả của hầu hết những vụ tai nạn điện thường nghiêm trọng. Điều đó cho thấy mức độ nguy hiểm của tai nạn điện. Vậy tại sao người dân vẫn còn rất chủ quan, lơ là, bất cẩn trong sử dụng điện để xảy đến những tai nạn thương tâm? Ở một góc độ khác, phải nhìn nhận rằng, những giải pháp đã qua vẫn chưa thể giải quyết được căn cơ, gốc rễ của vấn đề tai nạn điện. Dù các ngành chứng năng đã quyết liệt vào cuộc để làm dừng, giảm tai nạn điện, nhưng đó mới chỉ là những giải pháp tình thế.
Bài 2: Rất cần một hồi kết
Dù ngành điện không ngừng đầu tư, nâng cấp lưới điện nhưng tai nạn điện vẫn xảy ra từ sự bất cẩn của người dân. |
Trong số 17 vụ tai nạn điện 7 tháng năm 2018, có tới 8 vụ do bất cẩn trong sinh hoạt, 5 vụ vi phạm an toàn lưới điện và 4 vụ nuôi tôm công nghiệp. Từ số liệu này có thể thấy, đa phần người dân còn chủ quan trong sử dụng điện, không chấp hành những quy định an toàn về điện hay sử dụng điện sai mục đích.
Khó xử lý vi phạm
Trong hơn 5.000 hộ dân được kiểm tra, hướng dẫn sử dụng điện trong sinh hoạt và nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh và hành lang an toàn lưới điện cao áp những tháng đầu năm, ngành chức năng đã lập biên bản đề nghị 557 hộ khắc phục lại đường dây, đề nghị ngành điện cắt điện đối với 265 trường hợp do sử dụng điện không đảm bảo an toàn điện. Số liệu là vậy, nhưng thực chất chủ yếu chỉ là hình thức nhắc nhở, một số hộ có cải thiện nhưng chỉ để đối phó.
Ông Đỗ Thành Nhân, Phó trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Trần Văn Thời, nhìn nhận: “Trong xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực điện, giá trị xử phạt bằng tiền rất cao, so với điều kiện nông thôn vượt quá khả năng của người dân. Như hành vi câu móc trực tiếp trên lưới điện quốc gia, nếu tái phạm nhiều lần sẽ bị xử phạt đến 30 triệu đồng. Nhưng xét về một số yếu tố khách quan: điều kiện gia đình quá khó khăn, neo đơn, nơi đó hạ tầng điện chưa được đầu tư, hoặc không khả năng hạ thế, lắp đặt điện kế, mức phạt đó không khả thi, không đủ điều kiện thi hành, nếu cưỡng chế tài sản càng khó khăn hơn”.
Ngoài việc còn “nhẹ tay” cho những sai phạm của hộ dân trong sử dụng điện nuôi tôm hay sai mục đích, vấn đề vi phạm an toàn hành lang lưới điện cao áp cũng không có chế tài xử lý.
Trong 5 vụ tai nạn điện tại huyện Cái Nước thì có tới 3 vụ do vi phạm an toàn lưới điện làm 3 người bị thương, 1 người tàn phế. Ông Ngô Minh Quyền, Trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Cái Nước, trăn trở: “Ngoài những nhà đã hiện hữu trước đây không có chế tài để xử lý, hiện nay nhà cửa về khoảng cách an toàn tương đối đạt, nhưng trong quá trình sửa chữa, thi công xây dựng, hay dựng ăng-ten vi phạm khoảng cách an toàn gây phóng điện rất khó xử lý”.
May mắn sống sót sau tai nạn điện khi xây dựng nhà gần đường dây cao thế vào cuối tháng 1/2018, nhưng toàn thân bị bỏng, sức khoẻ giảm sút nhiều, ông Trần Văn Chính, ấp Đông Mỹ, xã Trần Thới, huyện Cái Nước, trần tình: “Lúc xây nhà thấy cũng xa cột điện, không ngờ lên nóc thi công thì gần như vậy. Bữa đó lỡ ngã thanh sắt vào dây điện cao thế, nhờ có máy cắt điện ở đầu trạm được lắp đặt gần 1 tháng trước nên khi bị phóng điện, máy tự động ngắt điện. Anh thợ hồ làm cùng tôi trên mái nhà ngã xuống đất, tôi nằm bất tỉnh trên nóc nhà. Lúc xây nhà thấy mấy ông thợ điện đi ngang hoài mà không ai nhắc, bản thân mình cũng không biết”.
Hạn chế trong tuyên truyền, hướng dẫn sự dụng điện
Theo ghi nhận, một trong những giải pháp điển hình được ngành điện cũng như các đơn vị liên quan, địa phương thực hiện nhiều nhất trong thời gian qua để làm dừng, làm giảm tai nạn điện chính là tuyên truyền.
Theo báo cáo của Sở Công thương, từ đầu năm đến nay có 10 đơn vị sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và UBND các huyện, thành phố tham gia công tác này. Với kinh phí được Sở Tài chính thẩm định, phân bổ chỉ với 114 triệu đồng, các đơn vị đã tuyên truyền cho 107.000 lượt người nghe…; trong đó, số liệu nổi trội nhất là Sở Văn hoá với gần 70.000 lượt người, Tỉnh đoàn hơn 27.000 lượt.
Con số báo cáo là vậy, nhưng số người dân được trực tiếp hướng dẫn về sử dụng điện an toàn theo thống kê chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ khoảng 2.500 người. Và hầu hết các số liệu còn lại là từ những cuộc tuyên truyền cổ động hay lồng ghép trên loa phát thanh. Có thể thấy, số lượng cuộc tuyên truyền được thống kê không hề ít, nhưng chất lượng tuyên truyền cần nhìn nhận lại.
Phó giám đốc Công ty Điện lực Cà Mau Thiều Văn Minh cho biết: “Về phía công ty, đã tuyên truyền trực tiếp cho 630 người. Điện lực các huyện cũng phối hợp các phòng kinh tế - hạ tầng tuyên truyền trực tiếp cho 950 hộ bằng những hình ảnh trực quan để người dân nắm bắt dễ nhất. Mỗi lần mời người dân đến đều có hỗ trợ chi phí đi lại. Tuy nhiên, thực tế qua số lần mời, số lượng tham dự chưa cao, kể cả quá trình lắng nghe vẫn chưa thật sự nghiêm túc và tiếp thu còn thấp”.
Người dân chủ quan
Một thực tế hiện còn bỏ ngỏ chính là vấn đề sử dụng thiết bị chống dòng rò mà người dân hay gọi là cầu dao chống giật. Đây là thiết bị có thể hạn chế rất lớn hậu quả do tại nạn điện gây ra. Theo khảo sát hiện nay có rất ít hộ dân sử dụng thiết bị này, nhất là ở vùng nông thôn.
Ông Đặng Văn Bạch, ấp Mỹ Tân, xã Trần Thới, huyện Cái Nước, bộc bạch: “Nhà kéo điện đến nay trên 10 năm, lúc mới vô điện có mua thiết bị này xài đến giờ chắc hư rồi. Nghe nói đâu chạm mạch 2-3 lần là hư rồi nên chắc cũng không mua nữa. Người dân ở đây đa số không ai xài”.
4 năm chia hơi, cộng với 9 năm vô điện kế chính nhưng đến nay gia đình anh Lý Việt Trung, ấp Phạm Kiệt, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời vẫn chưa gắn thiết bị chống dòng rò này. Thậm chí, điện trong nhà kéo ra rẫy rau màu của anh cũng hết sức tạm bợ bằng những cây gỗ thô sơ, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn điện. Thản nhiên cầm cây rìu sửa lại đoạn dây điện cột trên cây gỗ bị nghiêng, anh Trung nói: “Trong nhà chỉ sử dụng điện sinh hoạt thôi, cũng không đến nỗi nguy hiểm nên không mua cầu dao chống giật. Chỉ có kéo điện ra rẫy rau màu mới gắn gần đây thôi”.
Anh Lý Việt Trung, ấp Phạm Kiệt, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời kéo điện tạm bợ ra vườn rau để phục vụ sản xuất. |
Khi được hỏi về số hộ dân sử dụng thiết bị này, Phó Giám đốc Công ty Điện lực tỉnh Thiều Văn Minh cho biết, hiện vẫn chưa khảo sát về số lượng hộ sử dụng thiết bị chống dòng rò. Về cơ chế hoạt động, thiết bị này có thể giảm nguy cơ tử vong do tai nạn điện. Tuy nhiên, cũng không có cơ chế bắt buộc người dân sử dụng mà chỉ khuyến khích”.
Trong khi đó, Phó Trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Trần Văn Thời Đỗ Thành Nhân cho biết: “Đứng góc độ hậu quả mà nói, những tai nạn điện vừa qua đều ở những hộ không có thiết bị chống dòng rò. Cho thấy, nhiều hộ dân chưa nhận biết được hiệu quả của nó, một phần họ sợ tốn thêm chi phí cho thiết bị mà quanh năm “không thấy” hoạt động này”.
Dẫu biết rằng nguyên nhân chủ yếu của những vụ tai nạn điện thương tâm, phần lớn xuất phát từ ý thức chủ quan, lơ là, bất cẩn, không tuân thủ an toàn khi sử dụng điện của người dân. Tuy nhiên, để khắc phục tình trạng này, thiết nghĩ các ngành có liên quan ngoài biện pháp tuyên truyền cần mạnh tay hơn trong xử lý. Nên chăng cần có kế hoạch vào cuộc tích cực hơn nữa trong vấn đề khuyến khích, bảo trì thiết bị chống dòng rò đến người sử dụng điện để hạn chế thấp nhất những hậu quả do tai nạn điện gây ra?!./.
Quyết liệt trong vấn đề giảm tai nạn điện, sau Chỉ thị 06/CT-UBND ngày 4/9/2014 của UBND tỉnh về việc tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra đảm bảo an toàn trong sử dụng điện, phòng tránh tai nạn điện trên địa bàn tỉnh Cà Mau, tháng 4 vừa qua, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 33/KH-UBND ngày 2/4/2018 yêu cầu các cấp, các ngành, địa phương khẩn trương phổ biến, quán triệt đến từng cán bộ, người dân, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu, xây dựng kế hoạch cụ thể giảm tai nạn điện, tránh hình thức, đồng thời huy động mọi nguồn lực, phấn đấu hằng năm phải giảm ít nhất 50% về cả 3 tiêu chí (số vụ, số người chết và bị thương so với năm trước). Sau đó, ngày 25/7/2018, UBND tỉnh tiếp tục có Công văn số 5630/UBND-KT yêu cầu thủ trưởng các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, huyện, công ty điện lực và các đơn vị liên quan thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ được giao theo Kế hoạch số 33, đơn vị không triển khai, chậm, chưa nghiêm, thủ trưởng sẽ chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh. | |
Ông Thiều Văn Minh, Phó Giám đốc Công ty Điện lực tỉnh, cho biết, hiện nay toàn tỉnh số có điện kế chính khoảng 93%. Để giảm tai nạn điện, ngành đang triển khai xoá cầu phụ bằng nguồn vốn của ngành. Năm 2016, đầu tư khoảng 18 tỷ đồng, năm 2017 khoảng 8 tỷ đồng và năm 2018 là 11 tỷ đồng. Từ nay đến năm 2020, tổng công ty đang có kế hoạch rót vốn cho Cà Mau để đạt mục tiêu hơn 99% người dân đạt điện kế chính. Đây là quyết tâm rất lớn. Ngoài ra, hằng năm, Công ty Điện lực Cà Mau vẫn dành vốn đầu tư để phát triển lưới, cải tạo lưới để phục vụ người dân. Riêng nuôi tôm, ngành điện đầu tư rất nhiều, từ năm 2014 đến nay, hầu như tất cả các huyện đều có lưới trung thế. |
Hồng Nhung
相关推荐
- Hiệu quả từ mô hình Phân loại rác tại nguồn
- Soi kèo góc Dortmund vs PSV, 03h00 ngày 14/3
- Soi kèo phạt góc Barcelona vs Mallorca, 3h00 ngày 9/3
- Soi kèo góc nữ Ajax Amsterdam vs nữ Chelsea, 0h45 ngày 20/3
- Nguyên nhân sụt lún khu vực dự án hồ chứa nước gần 500 tỷ ở Lâm Đồng
- Soi kèo phạt góc Ulsan HD FC vs Jeonbuk Hyundai Motors, 17h00 ngày 12/3
- Soi kèo phạt góc Gil Vicente vs Famalicao, 22h30 ngày 29/3
- Soi kèo góc Aston Villa vs Ajax, 03h00 ngày 15/03