【kết quả tỷ số inter milan】Sẽ tăng gấp đôi mức phạt một số hành vi sai phạm về hóa đơn

anh thue

Cơ quan thuế tăng cường quản lý về hóa đơn. Ảnh: PV

Dự thảo thông tư này hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 49/2016/NĐ-CP ngày 27/5/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá,ẽtănggấpđôimứcphạtmộtsốhànhvisaiphạmvềhóađơkết quả tỷ số inter milan phí, lệ phí, hóa đơn và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 10/2014/TT-BTC ngày 17/1/2014 hướng dẫn xử phạt về hóa đơn.

Tăng mức phạt hành vi làm cháy, hỏng hóa đơn

Đối với hành vi đặt in hóa đơn mà không ký hợp đồng in bằng văn bản, dự thảo dự kiến giảm mức phạt tiền từ 2 đến 4 triệu đồng xuống còn 500.000 đồng đến 1,5 triệu đồng đối với cả bên đặt in và bên nhận in hoá đơn đối với hành vi đặt in hoá đơn mà không ký hợp đồng in bằng văn bản. Tương tự như vậy, tổ chức nhận in tự in hóa đơn để sử dụng nhưng không có quyết định của thủ trưởng đơn vị cũng bị phạt như trên.

Dự thảo bổ sung thêm quy định: Phạt tiền từ 2 đến 4 triệu đồng đối với hành vi đặt in hóa đơn khi cơ quan thuế đã có văn bản thông báo tổ chức, doanh nghiệp không đủ điều kiện đặt in hóa đơn, trừ trường hợp cơ quan thuế không có ý kiến bằng văn bản khi nhận được đề nghị sử dụng hóa đơn đặt in của tổ chức, doanh nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Dự kiến quy định mới bổ sung thêm (điểm c khoản 1 Điều 10, Thông tư 10) đối với các trường hợp bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 4 triệu đồng. Đó là các hành vi: Nộp thông báo điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành hóa đơn đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp và hành vi nộp bảng kê hóa đơn chưa sử dụng đến cơ quan thuế nơi chuyển đến khi doanh nghiệp thay đổi địa chỉ kinh doanh, dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp từ sau 20 ngày, kể từ ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn tại địa chỉ mới.

Điều 11 quy định phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hoặc hành vi sử dụng bất hợp pháp hoá đơn (đã có quy định của Bộ Tài chính). Tại phần này, dự thảo quy định bổ sung: trường hợp người bán hàng sử dụng hóa đơn trong thời gian thực hiện biện pháp cưỡng chế thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng thì người bán bị xử phạt.

Điều 12 quy định hành vi vi phạm về sử dụng hóa đơn của người mua. Dự thảo quy định tăng mức phạt tiền từ 2 đến 4 triệu đồng lên mức 4 đến 8 triệu đồng đối với hành vi làm mất, cháy, hỏng hoá đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) để hạch toán kế toán, kê khai thuế và thanh toán vốn ngân sách; trừ trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc do sự kiện bất ngờ, bất khả kháng khác thì không bị xử phạt tiền.

Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng), hai bên lập biên bản ghi nhận sự việc, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hợp đồng, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa và có một tình tiết giảm nhẹ thì bị xử phạt ở mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có từ hai tình tiết giảm nhẹ thì chỉ bị cảnh cáo.

Điều 12 quy định phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hoặc hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn... Dự thảo này bổ sung thêm (Khoản 2): Trường hợp người mua hàng sử dụng hóa đơn của người bán đang trong thời gian bị cưỡng chế thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng thì người mua bị xử phạt …

Bổ sung thẩm quyền xử phạt

Dự thảo bổ sung thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan thuế. Theo đó, các cấp thẩm quyền ngoài việc được phạt cảnh cáo còn được quy định phạt tiền.

Cụ thể: Công chức thuế thi hành công vụ có quyền phạt tiền đến 500.000 đồng. Đội trưởng đội thuế có quyền phạt tiền đến 2,5 triệu đồng. Chi cục trưởng có quyền phạt tiền đến 25 triệu đồng. Cục trưởng có quyền phạt tiền đến 70 triệu đồng.

Ngoài ra, dự thảo cũng bổ sung quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn của chủ tịch UBND các cấp. Cụ thể: Chủ tịch UBND cấp xã có quyền phạt tiền đến 5 triệu đồng. Chủ tịch UBND cấp huyện có quyền phạt tiền đến 25 triệu đồng. Chủ tịch UBND cấp tỉnh có quyền phạt tiền đến 50 triệu đồng…

Việc xử lý đối với hành vi vi phạm về hoá đơn đã xảy ra trước ngày Nghị định số 49/2016/NĐ-CP ngày 27/ 5/ 2016 của Chính phủ và thông tư này có hiệu lực thi hành thì không áp dụng theo quy định tại Nghị định số 49 và thông tư này, mà áp dụng các nghị định và thông tư quy định về xử lý vi phạm về hoá đơn có hiệu lực thi hành tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm đó.

Vũ Long

Nhận Định Bóng Đá
上一篇:Bình Dương nỗ lực cao nhất để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ năm 2023
下一篇:Hải Phòng: Khởi công xây dựng cầu Nguyễn Trãi có tổng mức đầu tư hơn 6.200 tỷ đồng