【lich bong da vn hom nay】Liên kết phát triển nông nghiệp
Trong xu thế hội nhập toàn cầu thì vấn đề liên kết theo chuỗi giá trị để phát triển nông nghiệp bền vững là xu hướng tất yếu. Liên kết cũng nhằm tăng sức mạnh,ếtphttriểnnngnghiệlich bong da vn hom nay tăng tính cạnh tranh, giảm thiểu những rủi ro, đồng thời chia sẻ lợi ích giữa các bên tham gia một cách hài hòa. Mục tiêu là vậy, nhưng thực tế việc xây dựng chuỗi liên kết thời gian qua gặp nhiều khó khăn, vướng mắc cần nhanh chóng tháo gỡ...
Phát triển chuỗi liên kết nông nghiệp là rất cấp thiết trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
Nhiều lỗ hổng trong liên kết
Không phải đến bây giờ, mà nhiều năm trước ngành nông nghiệp các tỉnh ĐBSCL đã “chủ trương” xây dựng chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo. Theo Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp, khi Chính phủ ban hành chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng, mà cụ thể là Quyết định 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 và Quyết định 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn… thì tỉnh Đồng Tháp đã vận dụng để phát triển chuỗi liên kết thông qua mô hình “cánh đồng lớn”.
Theo đó, năm 2012, Đồng Tháp là một trong những địa phương tiên phong thực hiện “cánh đồng lớn” với diện tích hơn 17.127ha ở 8 huyện, thị trong tỉnh. Sang năm 2013, diện tích “cánh đồng lớn” ở Đồng Tháp tăng lên 53.408ha, chiếm 11,6% diện tích xuống giống của tỉnh. Đến năm 2016, mô hình “cánh đồng lớn” tiếp tục tăng lên 280.000ha… Để chuỗi liên kết phát triển hài hòa, các ngành chức năng tỉnh Đồng Tháp kêu gọi nhiều doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu, cung ứng vật tư, bao tiêu sản phẩm với nông dân.
Mặt được là vậy, nhưng khi thực hiện cũng gặp không ít trục trặc. Lãnh đạo HTX nông nghiệp An Lộc, huyện Tân Hồng (Đồng Tháp), nhớ lại: “Cách nay mấy năm, Công ty Docimexco ký hợp đồng với HTX bao tiêu 200ha lúa theo giá thị trường. Đến kỳ thu hoạch nếu doanh nghiệp không thu mua đúng hẹn thì phải chịu chi phí bảo quản nông sản 300.000 đồng/ngày. Thế nhưng, khi đến lúc lúa chín thì công ty này xuống khảo sát giống IR 50404 cùng OM 4218 và định giá lúa thấp hơn bên ngoài 200 đồng/kg, gây bức xúc cho nông dân. Đối với lúa thơm, công ty kiểm tra và cho rằng tỷ lệ lúa khác bị lẫn vào tới 80-90% nên không mua. Thế là nông dân phải bán bên ngoài. Chuỗi liên kết bị gãy đổ”. Tại Tiền Giang, vụ Đông xuân 2014, Công ty Phương Quân ký hợp đồng tiêu thụ 280ha lúa, sản xuất chuỗi liên kết với nông dân xã Điềm Hy và xã Nhị Bình (huyện Châu Thành). Đến gần lúc thu hoạch thì công ty đưa ra giá thu mua là 4.580 đồng/kg, trong khi giá thị trường lúc đó hơn 5.200 đồng/kg nên nông dân không bán.
Không chỉ cây lúa, mà đối với rau màu, cây ăn trái, thủy sản… cũng từng gặp trục trặc trong chuỗi liên kết. Ngoài doanh nghiệp thì không ít nông dân khi tham gia chuỗi liên kết cũng xảy ra tình trạng “bội tín”. Giám đốc một công ty mía đường ở ĐBSCL, than vãn: “Chúng tôi đầu tư tiền tỉ để xây dựng vùng nguyên liệu nhằm phục vụ chế biến của nhà máy. Vậy mà vẫn nhiều lần gặp tình trạng mía nguyên liệu tăng giá thì nông dân “tự ý” bán bên ngoài cho thương lái. Khi phát hiện thì họ bảo “cần tiền chi tiêu nên bán liền, chờ nhà máy mua thì lâu”. Cuối cùng đành chịu, bởi hợp đồng không ràng buộc đền bù, hơn nữa họ là nông dân nên doanh nghiệp không thể kiện tụng”.
Tập trung tháo gỡ
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh cho rằng, dù còn những trục trặc, nhưng phải thấy chuỗi liên kết có ý nghĩa vô cùng to lớn trong sản xuất nông nghiệp, nhất là đất nước ta đang hội nhập sâu rộng với quốc tế, sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là xuất khẩu, do đó từng người nông dân hay từng tổ hợp tác nhỏ lẻ sẽ khó đưa nông sản ra thế giới. Vì vậy, cần thực hiện được chuỗi liên kết sản xuất trong nước và tiến tới đưa sản phẩm ra thị trường quốc tế. Để thực hiện được chuỗi liên kết giá trị thì vai trò tổ chức của HTX, các doanh nghiệp là quan trọng.
Ông Lê Minh Hoan, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp, cho rằng: “Trong chuỗi liên kết cũng như trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp thì Đồng Tháp luôn đánh giá cao sự tham gia của doanh nghiệp. Doanh nghiệp mà không vào thì chúng ta khó làm thành công được, bởi doanh nghiệp mới là người nắm rành thị trường, là người đưa sản phẩm đi tiêu thụ…”. Đồng tình với quan điểm trên, ông Võ Thành Hạo, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, nhìn nhận: “Hiện nay, xu hướng liên kết nông nghiệp được bắt đầu từ thị trường. Thế nhưng, thời gian qua nhiều nơi làm “ngược lại”, tức là xuất phát từ chọn giống, bố trí sản xuất, thu gom, chế biến ra thành phẩm rồi mới quảng bá, tìm thị trường tiêu thụ. Vì vậy, sản phẩm nông nghiệp chưa làm chủ được thị trường, dễ gặp cảnh rớt giá, bởi “ta bán cái mình có, chứ chưa phải cái thị trường cần”. Từ đó cho thấy chuỗi liên kết nông sản chưa chặt chẽ, thiếu bền vững”. Giải quyết những hạn chế trên, tỉnh Bến Tre đang gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất với thị trường.
Tại Hậu Giang, vụ lúa Đông xuân 2016-2017 cũng có hơn 8.000ha lúa được liên kết với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm nên đầu ra rất ổn định. Tỉnh Hậu Giang đang tiếp tục kêu gọi các doanh nghiệp có uy tín trong ngành hàng lúa gạo vào hợp tác tiêu thụ sản phẩm cho người trồng lúa trong vụ Hè thu này và những vụ tiếp theo. Còn ở An Giang, Sở Công thương tỉnh này cho biết, qua khảo sát thực tế ở tỉnh thì mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân mang lại hiệu quả kinh tế tăng từ 5-15% so sản xuất bên ngoài. Điều này cho thấy việc phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp là hướng đi đúng. Thế nhưng, vấn đề nan giải là thực hiện thí điểm thì thành công, đến khi nhân rộng đại trà là gặp khó, bởi chưa có nhiều doanh nghiệp đủ mạnh để tham gia. Ông Phạm Thái Bình, Giám đốc Công ty TNHH Trung An (Cần Thơ), kiến nghị: “Nhà nước cần có những chính sách ưu đãi cụ thể và nhiều hơn nữa đối với doanh nghiệp thực hiện cánh đồng lớn, cụ thể như: Doanh nghiệp mua máy cày, máy cấy, máy san ủi đồng ruộng, máy tưới tiêu, xây kho chứa lúa, máy xay xát, chế biến lúa gạo… thì được vay vốn trung hoặc dài hạn với lãi suất ưu đãi. Về đất, được Nhà nước cho thuê 50 năm với mức ưu đãi được miễn tiền thuê đất 15 năm đầu… Có như vậy mới thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia”.
Bài, ảnh: HƯNG TÂN
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Sau mưa lớn 2 ngôi nhà ở Quảng Ninh bị sụt lún, hở hàm ếch
- ·Phái sinh: Các hợp đồng tương lai tăng mạnh, bỏ xa mức tăng của VN30
- ·Hải quan Myanmar tìm hiểu kinh nghiệm triển khai VNACCS/VCIS tại Hải quan TP.HCM
- ·Thị trường chứng khoán: Không có hiện tượng bong bóng
- ·Tạm giữ nam thanh niên ở Quảng Trị nghi hiếp dâm bé gái 5 tuổi
- ·Tổng cục Hải quan ký kết phối hợp thu NSNN với Ngân hàng Bản Việt
- ·Hợp nhất ba Quyết định về kinh doanh bán hàng miễn thuế
- ·Thanh Hóa: Công an vào cuộc vụ nổ súng do va chạm giao thông
- ·Vụ cháy 3 người tử vong ở Hà Nội: Người dân bất lực hờ cứu hỏa
- ·Kho bảo thuế không đáp ứng điều kiện được hoạt động đến 30
- ·Vì sao nhiều giám đốc doanh nghiệp nước ngoài bị tạm hoãn xuất cảnh?
- ·Giải đáp vướng mắc về quản lý chuyên ngành và VNACCS/VCIS
- ·Niêm yết và chính thức giao dịch cổ phiếu Công ty cổ phần Clever Group (ADG)
- ·Bộ Tài chính sớm báo cáo Thủ tướng phương án xử lý tình trạng nghẽn lệnh trên HOSE
- ·Vụ DN 'đòi nợ' được giải quyết, cao tốc QL45
- ·Tâm lý chốt lời vẫn mạnh, cổ phiếu điều chỉnh cả loạt
- ·Công ty quản lý quỹ không được đầu tư chứng khoán phái sinh từ vốn chủ sở hữu
- ·Hải quan An Giang bắt giữ hàng lậu trị giá 2,6 tỷ đồng
- ·Cam kết phát triển bền vững, Generali Việt Nam tăng vốn điều lệ lên hơn 8.202 tỷ đồng
- ·Được chỉnh sửa bản lược khai hàng hóa