Diễn đàn gồm 12 phiên họp,n bxem bóng đá trực tiếp xem bóng đá trực tiếp trong đó có 2 phiên toàn thể khai mạc, bế mạc và 10 phiên thảo luận với các chủ đề hấp dẫn, gắn với mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan báo chí và cơ quan quản lý báo chí.
Đa dạng nguồn thu các cơ quan báo chí
Kinh doanh báo chí hiện đang rất khó khăn. Nguồn thu của các cơ quan báo chí trong những năm gần đây giảm mạnh. Khảo sát cho thấy, 70% lãnh đạo cơ quan báo chí trong 177 cơ quan báo chí được khảo sát cho biết doanh thu năm 2023 không thay đổi so với năm 2022; một số giảm hoặc giảm mạnh, đặc biệt là nguồn thu quảng cáo trên báo in.
Trước thực tế đó, các diễn giả, chuyên gia cho rằng phải đặc biệt quan tâm nguồn thu đến từ độc giả, làm sao để độc giả trả tiền. Thực tế, nhiều độc giả sẵn sàng trả tiền khi tiếp cận thông tin nhưng phải qua các trải nghiệm dễ chịu chứ không phải là xem quảng cáo.
Các nhà báo, chuyên gia, lãnh đạo cơ quan báo chí trao đổi, thảo luận tại diễn đàn
Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm, người làm kinh tế báo chí phải có kiến thức về thương mại điện tử, về quảng cáo, nắm bắt xu thế của nguồn thu trên không gian mạng. Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc định hướng và truyền thông chính sách, báo chí chỉ là 1 trong nhiều phương thức để truyền thông. Cùng với đó phải có đội ngũ nhân lực, nguồn lực để truyền thông chính sách. Báo chí không phải là cơ quan duy nhất để truyền thông chính sách, nhưng phải là cơ quan truyền thông chính sách tốt nhất. Trong giai đoạn hiện nay, báo chí không đơn thuần là cơ quan đưa thông tin “ai, làm gì, ở đâu” mà còn phải thực hiện truyền thông chính sách.
Nguồn lực quảng cáo hiện đang bị phân tán ra nhiều nơi. Đây là sự lựa chọn của doanh nghiệp và do thị trường sắp đặt. Phần lớn nguồn lực quảng cáo trên không gian số đang chạy vào khu vực không có lợi cho Nhà nước, miễn có nhiều người xem cho thương hiệu là được, còn người xem cái gì, như thế nào thì chưa được quan tâm. Vì vậy, một số công ty quảng cáo đang có xu hướng tìm đến các cơ quan báo chí chính thống để hạn chế rủi ro. Chúng ta phải chuẩn bị để đón đầu nguồn lực này. |
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông NGUYỄN THANH LÂM |
Viện trưởng Viện nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông Nguyễn Quang Đồng nhấn mạnh, với Việt Nam, thu phí từ độc giả rất khó khăn, vẫn là chặng đường dài. Các cơ quan báo chí cần chú trọng đến nguồn thu này nhiều hơn. Hiện nay, khoảng 60% cơ quan báo chí chưa thu phí từ độc giả và chưa quan tâm đến nguồn thu này. Đa số các tòa soạn còn lúng túng, chưa quan tâm, chưa hiểu về phương thức đo đếm sự quan tâm của độc giả đối với tờ báo của mình. Đa số vẫn chạy theo số lượng tin, bài và thực tế đang thừa so với nhu cầu của độc giả. Các tòa soạn cần nỗ lực đa dạng hóa cách thức tiếp cận với độc giả.
Phóng sự điều tra - Hành trình làm điều có ích
Trong khuôn khổ Diễn đàn báo chí toàn quốc, phiên thảo luận với chủ đề “Phóng sự, phóng sự điều tra và hành trình làm điều có ích” thu hút đông đảo nhà báo trong cả nước quan tâm. Và làm gì để phóng sự, phóng sự điều tra trở thành hành trình làm điều có ích cho đời là điều các nhà báo, cơ quan báo chí đặc biệt quan tâm.
Nhà báo Phùng Công Sưởng, Phó Tổng Biên tập Báo Tiền Phong chia sẻ: Phóng sự điều tra là thể loại ra đời sớm cùng với nền báo chí cách mạng Việt Nam. Đây là thể loại đặc biệt, được coi là trọng pháo của báo chí, “hòn đá tảng” của mỗi trang báo. Thực tế, điều đọng lại trên mỗi trang báo sau 365 ngày thực chất là những phóng sự điều tra.
Các khách mời chia sẻ tại phiên thảo luận
Phóng sự điều tra là sự tổng hợp của nhiều thể loại báo chí. Trong điều tra có phản ánh, tin tức… Một thể loại đơn lẻ khó có thể giải quyết được vấn đề và điều tra là thể loại có thể giải quyết được. Phóng sự điều tra đòi hỏi sự tổng hợp của nhiều kiến thức và có thể có các chuyên gia cùng tham gia.
Thực tế thời gian qua cho thấy, so với các thể loại báo chí, phóng sự điều tra còn ít, và còn ít tác phẩm hấp dẫn, lay động, gây mất ăn mất ngủ người đọc. Tuy nhiên, theo nhà báo Phùng Sưởng, hạn chế trong thực hiện phóng sự điều tra là vẫn còn tâm lý ngại khó, ngại khổ, ngại tiếp xúc, va chạm với cuộc sống của nhiều phóng viên trẻ; nguy cơ khi tác nghiệp; chi phí bỏ ra lớn; thiếu sự quan tâm của lãnh đạo cơ quan báo chí. Bên cạnh đó, việc bạn đọc ngày một kén tác phẩm cũng khiến phóng sự điều tra đứng trước nguy cơ lớn. Đặc biệt, trong luật chưa thừa nhận nhà báo khi tác nghiệp là người thi hành công vụ. Đó chính là rủi ro cho những người làm phóng sự điều tra.
Phiên thảo luận thu hút đông đảo nhà báo tham dự để lắng nghe, chia sẻ kinh nghiệm
Để phát triển báo chí điều tra, Phó Tổng Biên tập Báo Tiền Phong cho rằng: Phải chú trọng đào tạo nguồn nhân lực bài bản ngay từ khi các em còn học đại học; phải thổi vào các em niềm đam mê thực hiện phóng sự, phóng sự điều tra.
Để có được những phóng sự, phóng sự điều tra để đời phải có ban phóng sự để thực hiện một cách chuyên nghiệp, phải được triển khai trong tổ chức mạnh, với đội ngũ được đào tạo chuyên sâu và dành sự ưu tiên cho thể loại này cả về nhân lực, vật lực để nuôi những phóng sự dài kỳ.
Hiện nay, hệ thống pháp luật chưa đủ để bảo vệ các nhà báo. Do đó, cần phải có quy định rõ ràng hơn, đủ hiệu năng hơn; cũng như cần những người thực thi pháp luật để bảo vệ các nhà báo. Làm phóng sự điều tra phải đối mặt với không ít lần đứng trước rủi ro. Phóng viên bị đe dọa nhiều nhất cũng là phóng viên làm phóng sự điều tra. Pháp luật chưa coi làm phóng sự điều tra là thi hành công vụ. Điều tra đang đứng trước thách thức lớn. |
Nhà báo HỒ QUANG LỢI, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam |
Chia sẻ tại phiên thảo luận, nhà báo Lê Anh Đạt, Phó Tổng biên tập Thường trực Báo Đại Đoàn Kết đã có những chia sẻ về kinh nghiệm thực hiện phóng sự điều tra cũng như những bài học rút ra phía sau trang viết.
Đồng tình với nhà báo Phùng Công Sưởng về việc thiếu hành lang pháp lý cho những người làm phóng sự điều tra, nhà báo Lê Anh Đạt lưu ý, các nhà báo, phóng viên khi tham gia vào thể tài này cần phải có kế hoạch được Ban Biên tập phê duyệt và lên phương án bảo đảm an toàn. Tuy nhiên, phướng án này rất dễ lộ thông tin của nhà báo, đôi khi không được lực lượng chức năng, địa phương ủng hộ.
Nhà báo Lê Anh Đạt chia sẻ kinh nghiệm làm điều tra tại Báo Đại Đoàn Kết
Bên cạnh đó, Phó Tổng Biên tập Thường trực Báo Đại Đoàn Kết cũng đưa ra thực tế về việc các tuyến bài điều tra thường xuyên bị can thiệp từ nhiều cấp bậc và các mối quan hệ đan xen. Nhà báo Lê Anh Đạt khẳng định, nếu không xử lý khéo vấn đề này, các tuyến bài điều tra sẽ bị “việt vị”.
Tại tọa đàm, các nhà báo đã cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm trong hành trình “điều tra để làm điều có ích cho xã hội”.
Đứng trên góc độ lãnh đạo cơ quan báo chí, nhà báo Phùng Công Sưởng cho rằng, mỗi tờ báo cần cân bằng giữa thông tin thời sự và các tuyến bài chuyên sâu để giữ được giá trị cốt lõi; đồng thời phù hợp với tài chính của từng cơ quan.
Khẳng định làm phóng sự điều tra là khô, khổ và cô đơn, các nhà báo cho rằng, điều cần thiết nhất là lòng quyết tâm và niềm tin vào việc mình đã, đang và sẽ làm những điều có ích cho xã hội.
Đầu tư ứng dụng công nghệ hiệu quả tại các tòa soạn
Phát biểu đề dẫn phiên thảo luận, Phó Tổng Biên tập Báo điện tử VietnamPlus Nguyễn Hoàng Nhật nhấn mạnh, trong kỷ nguyên số, báo chí không thể tách rời khỏi công nghệ. Một số cơ quan báo chí lớn đã phát triển theo hướng trở thành các công ty công nghệ báo chí. Thế nhưng, hiện nay, nhiều cơ quan báo chí đang gặp không ít băn khoăn khi việc đầu tư vào hạ tầng công nghệ có đem lại nguồn thu tương xứng hay không, liệu đầu tư vào các nền tảng số có bù đắp được phần doanh thu sụt giảm của các mô hình báo chí truyền thống hay không?
Trong phiên thảo luận, Phó Giám đốc Trung tâm sản xuất và phát triển nội dung số (Đài Truyền hình Việt Nam) Phạm Anh Chiến chia sẻ lý do VTV quyết định phải đầu tư mạnh mẽ vào các nền tảng công nghệ, với 2 nội dung là rating sóng - số và chiến lược Total VTV trong sản xuất, phân phối nội dung.
Chia sẻ về vai trò của tác phẩm báo chí đa phương tiện, nhà báo Thi Uyên (Báo Nhân Dân) cho rằng, mục đích của tính năng tương tác đa phương tiện là thu hút người dùng và tương tác với họ theo cách mà phương tiện truyền thông truyền thống không làm được. Nói đơn giản hơn, tính năng tương tác đa phương tiện là “đặc sản” của môi trường số, bao gồm báo điện tử. Tính năng này giúp các tòa soạn tạo ra các nội dung hạng “sang”, nội dung chất lượng; tăng cường trải nghiệm cho người dùng; tăng sức cạnh tranh trong bối cảnh số lượng độc giả giảm mạnh.
Nhà báo Thi Uyên, Báo Nhân Dân chia sẻ về ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất tác phẩm báo chí đa phương tiện
Sau phần tham luận, tọa đàm bàn tròn diễn ra với sự tham gia của 4 diễn giả gồm: Ông Lee Kah Whye, Giám đốc Khu vực của Hiệp hội các nhà xuất bản Tin tức thế giới (WAN-IFRA); bà Nguyễn Dương, chuyên gia chương trình Google News Initiative (Tập đoàn Google); ông Trần Việt Hưng, Phó Tổng Biên tập Báo Thanh Niên; ông Phạm Anh Chiến, Phó Giám đốc VTV Digital.
Các diễn giả đã cùng nhau trao đổi về cách thức để các tòa soạn có thể sản xuất được những tác phẩm báo chí ấn tượng
Các diễn giả đã cùng nhau trao đổi về cách thức để các tòa soạn có thể sản xuất được những tác phẩm báo chí ấn tượng; các giải pháp đầu tư công nghệ và đa dạng hóa nguồn thu cho các cơ quan báo chí; định hướng đầu tư về trí tuệ nhân tạo trong quản trị tòa soạn và sản xuất nội dung số; đổi mới về công nghệ thông qua quan hệ với các đối tác trong xây dựng các nền tảng mới, sản phẩm mới…
Trong khuôn khổ phiên thảo luận, ông Bùi Công Duyến, Giám đốc sản phẩm Tòa soạn hội tụ ONECMS có bài tham luận về hệ thống quản trị tòa soạn hiện đại cho các cơ quan báo chí.
Ông Duyến cho biết, hầu hết các cơ quan báo chí tại Việt Nam đều có đồng thời nhiều loại hình báo chí. Tuy nhiên, mỗi loại hình báo chí lại sử dụng các phần mềm quản lý nội dung (CMS) riêng rẽ hoặc chưa có CMS quản lý. Đồng thời, chưa có các phần mềm phục vụ hành chính trị sự như quản lý công việc, trang thiết bị, văn bản.
Các cơ quan báo chí thiếu công cụ hỗ trợ sản xuất nhanh các tác phẩm báo chí đa phương tiện như emagazine, longform, megastory; thiếu công cụ quản lý nội dung tập trung trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok, YouTube, Zalo…; ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào các hoạt động của tòa soạn còn hạn chế.
Ông Bùi Công Duyến, Giám đốc sản phẩm Tòa soạn hội tụ ONECMS tham luận về hệ thống quản trị tòa soạn hiện đại cho các cơ quan báo chí
Để khắc phục các tồn tại này, ông Duyến giới thiệu giải pháp tòa soạn hội tụ dành cho các cơ quan báo chí, trong đó tích hợp nhiều tiện ích hiện đại như cho phép thiết kế trực tiếp các ấn phẩm đặc biệt (eMagazine, longform...); quản trị song song cả báo in và báo điện tử; gợi ý từ khóa, kiểm tra lỗi chính tả...; cho phép điều hướng một bài viết đi các ấn phẩm khác nhau, loại hình khác nhau.
Ngoài ra, mô hình tòa soạn hội tụ tạo một quy trình xuất bản khép kín, giúp các cơ quan báo chí quản lý bảng tiến độ tin bài; quản lý dàn trang và biên tập, duyệt bông, cho phép copy nội dung các bài viết bằng các công cụ có sẵn và chuyển đổi sang các định dạng phông chữ khác nhau bảo đảm không bị lỗi phông trên các phần mềm dàn trang.
Trong khuôn khổ diễn đàn báo chí còn diễn ra các phiên thảo luận “Nâng cao tính Đảng, tính định hướng trong hoạt động báo chí”, “Báo chí dữ liệu và chiến lược nội dung vượt trội là xu hướng tất yếu của báo chí hiện đại”, “Xây dựng văn hóa bền vững tại các cơ quan báo chí” và “Năng lực cạnh tranh của truyền hình trong thời đại AI”, “Phát thanh năng động trong môi trường số”… thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà báo, chuyên gia và lãnh đạo các cơ quan báo chí.