Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho biết,ồnkhogầntấnđườsoi kèo romania tính đến ngày 19/5, số đường tồn kho đầu vụ là 479.915 tấn, tổng số đường sản xuất là 1.361.379 tấn, tiêu thụ 1.093.070 tấn. Như vậy, số đường tồn kho hiện nay là 748.224 tấn, cao nhất từ trước đến nay.
Hiệp hội Mía đường Việt Nam cũng đã đưa ra nhiều nguyên nhân, nhưng theo ông Phạm Quốc Doanh, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam thì lượng đường tồn kho cao mức kỷ lục như hiện nay do 4 nguyên nhân chính. Đó là năm nay do tác động của thời tiết nên các nhà máy đường vào vụ ép chậm hơn mọi năm; chênh lệch giá tiêu thụ trong nước và đường nhập lậu còn cao từ đầu vụ; lượng đường nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan về chậm và tồn đọng; tình trạng buôn lậu đường qua biên giới tăng mạnh so với năm trước.
Rất nhiều giải pháp để tiêu thụ đường bền vững cũng đã được Hiệp hội mía đường Việt Nam cũng như các doanh nghiệp đưa ra tại hội nghị này. Trong đó có một số giải pháp nổi bật như các công ty, nhà máy đường cần dự báo chính xác số lượng đường trong vụ, báo cáo cơ quan chức năng, các bộ ngành để dự báo chính xác cân đối cung cầu hàng năm để xây dựng kế hoạch sản xuất ổn định trong năm. Từng công ty, nhà máy đường cần xây dựng, củng cố hệ thống mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, chú trọng khách hàng truyền thống, ổn định lâu dài; xây dựng kế hoạch tiêu thụ và giá cả linh hoạt, không tạo chênh lệch giá lớn giữa đường trong nước và đường nhập lậu.
Riêng đối với đường nhập lậu, các doanh nghiệp kiến nghị các địa phương cần phối hợp với các công ty mía đường tiến hành mua theo hình thức đấu thầu hạn chế, không thực hiện đấu thầu rộng rãi tránh tình trạng các đối tượng lợi dụng sử dụng chứng từ hóa đơn quay vòng. Kiến nghị các địa phương kiểm soát, không cấp phép thành lập các cơ sở chế biến, thu mua đường khu vực biên giới để tránh tình trạng các đối tượng thành lập nhiều cơ sở để xuất hóa đơn hợp thức hóa đường lậu...
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam cho rằng, tình trạng buôn lậu đường qua biên giới đã diễn biến nhiều năm, các lực lượng chức năng và các địa phương cũng đã triển khai nhiều biện pháp kiểm soát, ngăn chặn. Việc kéo giảm tình trạng buôn lậu đường sẽ giúp doanh nghiệp tiêu thụ đường tốt hơn.
Tuy nhiên, về lâu dài, theo Thứ trưởng Nam thì doanh nghiệp cần chú ý các biện pháp bền vững, cần phải giải bài toán công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, nhất là trong bối cảnh hội nhập AFTA gần kề, Liệu sẽ có được bao nhiêu doanh nghiệp, nhà máy đủ năng lực cạnh tranh với sản phẩm đường ngoại nhập ngay trên sân nhà. Tập trung các giải pháp đó mới phát triển bền vững ngành mía đường Việt Nam.