您现在的位置是:La liga >>正文

【nhận định bóng đá chuyên gia】Kỳ VIII: Thủy sản sẵn sàng cho “cuộc chơi” lớn

La liga687人已围观

简介Ảnh minh họaHưởng lợi từ hội nhậpGần đây, trong các FTA mà Việt Nam đã và sắp ký kết, thủy sản là mộ ...

Ảnh minh họa

Hưởng lợi từ hội nhập

Gần đây,ỳVIIIThủysảnsẵnsàngchocuộcchơilớnhận định bóng đá chuyên gia trong các FTA mà Việt Nam đã và sắp ký kết, thủy sản là một trong những ngành được hưởng lợi lớn nhất từ các cam kết cắt giảm thuế quan. Đơn cử, theo cam kết tại FTA Việt Nam- Chile có hiệu lực từ ngày 1/1/2014, Chile sẽ xóa bỏ thuế quan cho 99,62% kim ngạch XK của Việt Nam sang nước này trong 10 năm. Những mặt hàng được hưởng mức thuế 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực là thủy sản, cà phê, chè, dầu thô, rau quả, thịt gia súc, giày dép và một số hàng dệt may.

Đối với FTA Việt Nam – Hàn Quốc ký tháng 5/2014, theo ông Phạm Khắc Tuyên- Trưởng Phòng Đông Bắc Á, Vụ Thị trường châu Á- Thái Bình Dương (Bộ Công Thương), ngoài tăng hạn ngạch, tôm, cá ngừ Việt Nam sẽ được hưởng ưu đãi thuế với lộ trình 10 năm; cá da trơn, rô phi, cá chép, cá quả có lộ trình 3 năm… Tương tự, ngay khi FTA giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu có hiệu lực, con đường XK thủy sản của DN Việt vào 5 nước trong liên minh sẽ trở nên thênh thang nhờ hưởng ngay mức thuế suất 0% cho tất cả các mặt hàng. Trong tương lai, nhờ FTA với EU, cá, tôm Việt Nam cũng sẽ không còn phải chịu mức thuế 10,8% như hiện nay.

Doanh nghiệp tự tin, chủ động

Phát triển song hành cùng hội nhập đã giúp các doanh nghiệp (DN) trong ngành thủy sản tự thích nghi và có sự chuẩn bị tốt cho quá trình tiếp cận các thị trường lớn. Theo đánh giá của ông Ngô Quang Tú- Trưởng phòng Chế biến, bảo quản thủy sản- Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ NN&PTNT), các nhà máy chế biến thủy sản XK của Việt Nam hiện có trang thiết bị, công nghệ hiện đại tầm cỡ thế giới với năng lực chế biến rất cao. Trong số 612 nhà máy chế biến quy mô công nghiệp đạt quy chuẩn an toàn thực phẩm của ngành, có tới 461 nhà máy đạt điều kiện XK sang EU (chiếm 75%).

Hơn thế nữa, các DN còn tích cực chủ động tham gia các đoàn xúc tiến thương mại, triển lãm, hội chợ để tiếp cận và mở rộng thị trường. Mới đây, đoàn DN thủy sản Việt Nam đã tham gia Triển lãm Thủy sản toàn cầu-một trong những hội chợ chuyên ngành có uy tín và lớn nhất thế giới được tổ chức hàng năm.

Hội nhập cũng giúp DN “định vị” được bản thân, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm. Ông Lê Chí Bình - Phó Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản An Giang- chia sẻ: Tham gia triển lãm quốc tế mới thấy Việt Nam không phải là “vua” cá tra. Bởi vậy, DN cá tra Việt Nam phải thay đổi cách kinh doanh “gà nhà đá nhau”, thay vào đó cần tạo liên kết dọc và ngang, liên kết giữa người nuôi, DN, nhà quản lý, thị trường và liên kết giữa chính các DN với nhau.

Kinh nghiệm từ việc tham gia các vụ kiện bán phá giá tôm, cá tra tại Hoa Kỳ sẽ giúp ngành thủy sản có “sức đề kháng” trước nguy cơ tranh chấp thương mại có thể xảy ra sau các FTA.

Kỳ IX: Tăng “sức” cho nguyên liệu thủy sản

TIN LIÊN QUAN
Kỳ VII: Trụ vững “ngôi vương” xuất khẩu gạo
Kỳ VI: Bước chuyển của “hạt ngọc” Việt

Tags:

相关文章