您的当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【ty so udinese】Làm gì cho tương lai ngân hàng số tại Việt Nam? 正文

【ty so udinese】Làm gì cho tương lai ngân hàng số tại Việt Nam?

时间:2025-01-11 20:39:43 来源:网络整理 编辑:Ngoại Hạng Anh

核心提示

BIDV ra mắt ứng dụng SmartBanking thế hệ mớiNgân hàng số: Ưu tiên giải quyết thách thứcTiết kiệm 50% ty so udinese

BIDV ra mắt ứng dụng SmartBanking thế hệ mới
Ngân hàng số: Ưu tiên giải quyết thách thức
Tiết kiệm 50% chi phí giao dịch,àmgìchotươnglaingânhàngsốtạiViệty so udinese nhưng lo ngại an ninh mạng với ngân hàng số
Làm gì cho tương lai ngân hàng số tại Việt Nam?
Diễn đàn "Tương lai chiến lược Ngân hàng số tại Việt Nam". Ảnh: H.Dịu

Ngày 25/3, tại Hà Nội, Viện nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh tổ chức diễn đàn với chủ đề: "Tương lai chiến lược Ngân hàng số tại Việt Nam".

Phát biểu tại Diễn đàn, theo bà Nguyễn Thùy Dương, Phó Tổng giám đốc EY Việt Nam và Chủ tịch EY Consulting Việt Nam, Phó chủ nhiệm Câu lạc bộ Fintech, Hiệp hội Ngân hàng, hiện nay phần lớn các tổ chức tín dụng đã nhận thức được tầm quan trọng của việc chuyển đổi số.

Cụ thể 42% tổ chức tín dụng hiện đang xây dựng chiến lược chuyển đổi số; 28% đã và đang thực hiện triển khai chuyển đổi số tích hợp với chiến lược kinh doanh và 11% đã phê duyệt và đang triển khai chiến lược chuyển đổi số riêng.

Phần lớn các tổ chức tín dụng không chỉ triển khai đa dạng dịch vụ cho khách hàng trên kênh số như chuyển tiền online, tiết kiệm trực tuyến, thanh toán hóa đơn, thanh toán qua thương mại điện tử chiếm từ 47-77,7%; trên 41% đang kỳ vọng triển khai đăng ký và xét duyệt khoản vay trên kênh số.

Đi đầu trong xu hướng là BIDV. Ngân hàng này vừa ra mắt dịch vụ ngân hàng số thế hệ mới SmartBanking, hỗ trợ người dùng trải nghiệm đồng bộ, liền mạch trên các kênh: web, ứng dụng di động, đồng hồ và bàn phím thông minh (Smart Keyboard).

Trước đó, nhiều ngân hàng số khác cũng đã xuất hiện như: OCB với ngân hàng số OCB OMNI, TPBank với ứng dụng LiveBank, MSB với ngân hàng thuần số TNEX...

Theo Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước, nhiều ngân hàng đã nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới, hiện đại vào hoạt động thanh toán như: Áp dụng xác thực vân tay, nhận diện khuôn mặt, sinh trắc học, sử dụng QR Code, Tokenization, thanh toán phi tiếp xúc, công nghệ mPOS...

Tuy nhiên, theo các chuyên gia tại diễn đàn, trong quá trình chuyển đổi số, ngành Ngân hàng đứng trước những thách thức như khuôn khổ pháp lý chưa đầy đủ, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ về tập trung chuẩn kỹ thuật kết nối, chưa có cơ sở dữ liệu chung, nhận thức của người dùng về bảo mật thông tin cá nhân chưa cao…

Theo bà Nguyễn Thùy Dương, phần lớn các ngân hàng không xác định rõ tầm nhìn về số hóa ngân hàng và mối liên hệ với chiến lược kinh doanh của ngân hàng.

Bên cạnh đó, ông Phạm Xuân Hùng, Trưởng ban, Ban Nghiên cứu và Điều phối chính sách giám sát, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cho rằng, điều quan trọng cần phải sớm hoàn thiện khung khổ pháp lý về ngân hàng số, trong đó có vấn đề định danh khách hàng cùng các chính sách về an toàn bảo mật thông tin khách hàng.

Theo ông Hùng, các ngân hàng thương mại thì cũng cần phải có kế hoạch lộ trình thực hiện rất cụ thể trong việc thực hiện phát triển ngân hàng số.

Đồng quan điểm, ông Phạm Xuân Hòe, nguyên Phó Viện trưởng Viện chiến lược Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước cho rằng, cần phải có quan điểm rất mở và cân bằng giữa khuyến khích đổi mới sáng tạo với vấn đề rủi ro thì mới có thể làm được. Hơn nữa, hạ tầng cho giao dịch số và hạ tầng thanh toán quốc gia cần phải đổi mới nhanh hơn tốt hơn, đặc biệt là thanh toán bán lẻ.