发布时间:2025-01-10 00:12:06 来源:88Point 作者:La liga
Thị trường M&A Việt Nam tiếp tục hấp dẫn nhà đầu tư quốc tế Dự báo ngành truyền thông Mỹ sẽ đón "làn sóng” M&A trong năm 2024 Xây dựng thương hiệu quốc gia là một quá trình dài |
Nếu vận dụng hiệu quả, M&A sẽ giúp DN tăng cường nội lực để phát triển lâu dài |
Xu hướng tìm vốn ngoại
Chia sẻ tại hội thảo “Ngành hàng tiêu dùng và phân phối: Xu hướng M&A và chiến lược đầu tư gọi vốn cho DN Việt Nam”, do Hội DN Hàng Việt Nam chất lượng cao và Câu lạc bộ DN dẫn đầu (LBC) tổ chức mới đây, TS Nguyễn Tuấn Anh, Đại học RMIT Việt Nam cho biết, nếu như 3 năm trước, nhà đầu tư nội vượt trội trong thị trường M&A của Việt Nam thì trong năm 2023, top 5 thương vụ giá trị nhất lại thuộc về nhà đầu tư ngoại. Theo số liệu của KPMG, trong 10 tháng năm 2023, tổng giá trị giao dịch M&A tại Việt Nam là 4,4 tỷ USD với hơn 260 thương vụ, trong đó 80% giá trị giao dịch từ các ngành y tế, tài chính và bất động sản.
TS Nguyễn Tuấn Anh cho rằng, sự sôi động trên thị trường M&A một phần nguyên nhân xuất phát từ chính nội tại các DN. Khi nguồn vốn trong nước bị thắt chặt, các DN buộc phải tái cấu trúc, bán bớt tài sản và kêu gọi đầu tư để giải quyết áp lực về tài chính.
Theo TS Nguyễn Tuấn Anh, việc nhà đầu tư nước ngoài áp đảo thị trường M&A có thể là dấu hiệu chuyển hướng của thị trường từ đầu tư cơ hội sang đầu tư chiến lược dài hạn trong các ngành mạnh và có chọn lọc. Theo đó, các thương vụ M&A sẽ tiếp tục sôi động trong năm 2024 và nhà đầu tư sẽ nhắm tới các doanh nghiệp có chiến lược đầu tư sản phẩm ổn định và lâu dài trong ngành nông nghiệp và thực phẩm. Ngoài ra, họ cũng để mắt đến lĩnh vực như: bất động sản, xây dựng nếu được định giá rẻ.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, nguồn vốn đóng vai trò rất quan trọng cho DN để đầu tư kinh doanh và phát triển. Nhiều DN đã hoạt động lâu năm, đạt được nhiều thành công nhất định, nhưng nếu tiếp tục đi theo con đường cũ thì sẽ không đảm bảo thành công trong tương lai. Do đó, DN cần có nguồn vốn để vươn lên tầm cao mới đảm bảo sức cạnh tranh. Theo đó, việc tìm kiếm nguồn vốn ở bên ngoài là xu hướng lớn của các doanh nghiệp Việt Nam. Bởi nguồn vốn trong nước hiện cũng có nhưng đắt đỏ, chi phí vốn cao so với các nước xung quanh chưa kể đến các nước phát triển. Thậm chí, dù nguồn vốn có sẵn, nhưng làm cách nào để huy động và phân bổ nguồn vốn đến doanh nghiệp vẫn là điều khó khăn. Bà Lan cũng nêu lên rằng, so với nguồn vốn trong nước, nguồn vốn bên ngoài còn đi kèm với các yếu tố khác như công nghệ, kỹ năng, quản trị, thị trường, tận dụng các FTA mà Việt Nam đã ký kết.
Theo bà Lan, việc tìm kiếm các nhà đầu tư mới, tìm kiếm các nhà đầu tư từ bên ngoài là điều mà các DN Việt Nam đang cần. Theo đó, chính sách vĩ mô cần hỗ trợ tốt hơn cho DN để có thể dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn bên ngoài và giúp nâng cao vị thế của DN Việt trong quá trình M&A. “Nhưng đây cũng là điều tôi lo lắng. Số DN ngưng hoạt động từ cuối năm ngoái đến đầu năm nay vẫn tăng cao, nếu DN được hỗ trợ vốn kịp thời thì không rơi vào tình trạng này” – Chuyên gia Phạm Chi Lan nói.
Gọi vốn, đừng “bán mình”
Luật sư Đào Tiến Phong, Giám đốc điều hành hãng luật Investpush cho biết, nhiều nhà đầu tư thuộc các nước như Singapore, Mỹ và Trung Quốc cũng đang rất quan tâm đến việc góp vốn hoặc M&A với các DN Việt tiềm năng. Trong đó, các nhà đầu tư Trung Quốc muốn mua lại toàn bộ hoặc mua một phần cổ phần của các DN đang sở hữu chuỗi nhà hàng ăn uống hoặc nhà máy sản xuất nhưng có sẵn các đơn hàng đi Mỹ, châu Âu, chẳng hạn như ngành may mặc.
Chuyên gia Phạm Chi Lan cũng chỉ ra 2 kiểu M&A. Thứ nhất là các DN tìm nhà đầu tư chung sức chung tay để cùng nhau phát triển bền vững phát triển lâu dài. Thứ hai là những DN muốn “bán đứt”, rút khỏi thị trường. Trong đó, bà Lan rất lo ngại đối với kiểu M&A thứ hai. Nếu DN tiếp tục theo đuổi xu hướng này, nội lực kinh tế Việt Nam sẽ bị suy yếu. “Một số ngành hàng Việt Nam đang có vị thế nhất định kể cả trong nước lẫn xuất khẩu có thể bị rơi vào tay các nhà đầu tư nước ngoài. Chúng ta không thể có nền kinh tế trung bình cao hay cao nếu không tự lực tự cường, mà chỉ dựa vào đầu tư nước ngoài. M&A theo cách để tăng cường năng lực DN trong nước thì tôi ủng hộ, còn nếu theo cách ‘bán mình’ nhường sân chơi cho nhà đầu tư nước ngoài thì rất đáng lo” - bà Phạm Chi Lan nói.
Luật sư Đào Tiến Phong cũng đánh giá, đa phần các DN Việt Nam chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng khi bước vào các thương vụ M&A, do đó, thường bị rơi vào thế bị động. Do đó, để tránh bị thua thiệt trong quá trình đàm phán, DN cần có sự chuẩn bị thật tốt và cần tìm hiểu cả phong cách đàm phán của nhà đầu tư đối tác để việc đàm phán diễn ra thuận lợi, đôi bên cùng có lợi. Bên cạnh đó, khi có kế hoạch M&A, DN nên có cơ cấu cổ phần hóa trước để thuận tiện về mặt pháp lý và tránh rủi ro về thuế. DN cũng phải đặc biệt chú ý đến chiến lược “chống pha loãng” để tránh bị thâu tóm toàn công ty, nếu chỉ định bán một phần.
TS Nguyễn Tuấn Anh kiến nghị, môi trường chính sách ở Việt Nam phải thuận lợi hơn nữa cho hoạt động thoái vốn. Bởi khi rót tiền vào, nhà đầu tư luôn tính tới việc phải lấy ra được. Một yếu tố khác là phải làm sao để tạo điều kiện rút ngắn thời gian hoàn tất thương vụ. Về phía DN, TS Nguyễn Tuấn Anh đặc biệt nhấn mạnh rằng, ESG (môi trường – xã hội – quản trị) sẽ là yếu tố thúc đẩy các thương vụ M&A trong tương lai.
Ở góc độ nhà đầu tư, bà Minh Huỳnh, Giám Đốc Quỹ Tael Partners cho rằng: “Khi tính đến chuyện huy động vốn, DN cần đặt ra các câu hỏi: Tại sao lại cần huy động vốn? Mình cần gì ở nhà đầu tư: vốn, công nghệ, quản trị? Khi nhà đầu tư vào với mình rồi thì sẽ thay đổi như thế nào, quản trị ra sao, kỳ vọng như thế nào? DN phải trả lời được tất cả các câu hỏi đó trước khi tính đến chuyện mời gọi nhà đầu tư góp vốn”. Bên cạnh đó, để hấp dẫn nhà đầu tư, quỹ đầu tư, DN sản xuất kinh doanh cần tái cấu trúc hoạt động quản trị công ty, chiến lược kinh doanh, định hướng thị trường, xây dựng thương hiệu... Đồng thời định vị lại hệ sinh thái của DN trong bối cảnh diễn biến thị trường nội địa và toàn cầu ở giai đoạn ngắn hạn và trung hạn, thậm chí là dài hạn.
相关文章
随便看看