Đọc nhiều bài báo viết về việc anh Sơn bị hành hung khi giúp đỡ người gặp nạn,ểđểcaacuteiaacuteclấnlướtvagravengựtrịđội hình rcd mallorca gặp athletic bilbao nhiều độc giả đã comment với nội dung: Cứu người mà suýt mất mạng như thế thì thà chấp nhận làm người vô tâm còn hơn! Đúng là ở trường hợp này thật khó để khuyên người ta tốt khi cái tốt đang bị chà đạp, hiểu nhầm.
Anh Nguyễn Hải Sơn đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa Bắc Ninh - Ảnh internet.
Anh N.V.H ở ấp Cầu Hai, xã Đồng Tiến (Đồng Phú) nói: “Gần tết năm ngoái, trước cổng nhà tôi xảy ra vụ tai nạn giao thông làm cả 4 thanh niên đi trên 2 xe máy bị thương, trong đó 2 người bị thương rất nặng. Tôi vội lấy xe máy chở 2 người tới Bệnh viện đa khoa tỉnh cấp cứu và gọi điện cho người nhà của họ tới. Một lát sau, trong số những người có mặt ở đó, một thanh niên vừa nhìn thấy tôi đã lao đến túm lấy cổ áo định đấm vào mặt, tôi la lớn: “Tôi cứu người nha, đừng lộn xộn...!”. Lần sau, trước nhà cũng xảy ra 1 vụ tai nạn giao thông, tôi chỉ gọi taxi đưa họ đi cấp cứu chứ không tự đưa nạn nhân đi nữa... Ớn lắm!”.
Thời gian qua, báo chí vẫn song hành chuyện một số người thờ ơ, giả điếc, giả mù khi thấy người gặp nạn, nhìn thấy cái xấu, cái ác mà không bất bình, phẫn nộ cùng với những người vẫn rất nghĩa hiệp, thậm chí có hẳn một đội chuyên làm việc “thấy chuyện bất bình chẳng tha” ở Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh. Nhưng nếu chỉ phê phán sự vô cảm mà không hiểu rõ căn nguyên thì cũng oan ức cho nhiều người. Chứng kiến người trên đường bị cướp, bị trấn lột, bị đuổi chém nhưng không can ngăn, cứu giúp hay chỉ đơn giản là báo công an bởi họ sợ bị trả thù, bị đánh oan, bị cướp đi tính mạng. Rồi từ đó, căn bệnh vô cảm càng lây lan rộng hơn...
Ai cũng biết vô cảm là xấu. Nhưng nhiều người đành chấp nhận mang tiếng không tốt để “bảo toàn tính mạng”, không dính vào rắc rối, phiền hà... “Bệnh vô cảm” được hiểu là một trạng thái tinh thần mà ở đó, con người không nảy sinh những cảm xúc đối với sự vật, sự việc diễn ra xung quanh mình, những nỗi buồn, đau, sự mất mát, thiệt thòi của đồng loại. Nhưng cũng vì bảo toàn tính mạng, họ đành biến mình thành người vô cảm, không muốn thấu hiểu nỗi đau, tình cảm của người khác. Họ ngại va chạm, sợ phiền toái, liên lụy với tâm niệm “mũ ni che tai”. Giúp người trong hoàn cảnh khó khăn là việc nên làm, nhưng đôi khi sau đó là bao phiền phức kéo đến. Đây là tâm lý chung của nhiều người khi cho rằng kẻ xấu manh động, chỉ sơ xảy một chút cũng có thể nguy hại đến tính mạng bản thân và gia đình.
Đạo lý của người Việt Nam vẫn hướng tới hình tượng tốt đẹp “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” hay “Thương người như thể thương thân”. Tuy nhiên, chính cái xấu, cái ác không bị triệt tiêu tận gốc đã và đang làm thui chột dần những cảm xúc muốn được chia sẻ, giúp đỡ cộng đồng. Không ai muốn mình trở thành kẻ thờ ơ, lạnh lùng, ích kỷ, chỉ nghĩ đến bản thân nhưng rồi những tiêu cực xã hội đã vô tình hoặc họ tự chủ biến mình thành những con người như thế.
Tìm “phương thuốc” hữu hiệu chữa căn bệnh vô cảm đang có nguy cơ lan rộng không phải là không có. Bên cạnh giáo dục những giá trị nhân văn tốt đẹp của cuộc sống thì gia đình, nhà trường và các ngành chức năng còn phải cùng quan tâm, quyết liệt đẩy lùi cái ác, cái xấu. Với trường hợp anh Sơn, kẻ ác đương nhiên phải chịu sự trừng phạt của pháp luật. Tuy nhiên, để nâng cao tuyên truyền cần xét xử lưu động, tuyên khung hình phạt cao nhất kết hợp với những tình tiết tăng nặng để làm bài học cho nhiều kẻ có thói côn đồ. Để anh Sơn mãi có “trái tim nóng” cũng như nhân rộng hơn nữa những tấm lòng nhân ái thì phải trừng trị thích đáng kẻ hung hăng, phách lối, coi thường pháp luật như tên Khá (kẻ đã đâm anh Sơn).
Nhà văn Nga M.Gorky từng nói: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình thương”. Tình người như anh Sơn rất cần nhân rộng để cuộc sống này thêm phần ấm áp, như nhà thơ Tố Hữu đã từng nói “Người với người sống để yêu nhau”. Bởi vì, nếu con người sống mà không có tình thương thì chẳng khác loài cầm thú, tồn tại vô nghĩa... Con người sống là phải biết yêu thương, rung cảm với mọi người, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc: “Lá lành đùm lá rách”, “Thương người như thể thương thân”. Điều đáng mừng khi phóng viên VTV1 - Đài Truyền hình Việt Nam phỏng vấn, anh Sơn trả lời qua vụ việc đã rút ra được bài học cho mình nhưng vẫn sẽ không từ bỏ việc cứu người gặp nạn.
Nói về những bạo lực vẫn tồn tại trong xã hội, có ý kiến cho rằng, một phần do pháp luật chưa nghiêm minh, không đủ sức răn đe. Điều này vô hình chung tạo nên tâm lý muốn giúp nhưng đành buông bỏ, bất lực. Vì thế, chỉ khi pháp luật đủ mạnh và cộng đồng cùng chung sức lên án, triệt tiêu cái ác, đồng thời mỗi người sống có tình thương, có trách nhiệm với cộng đồng và đặc biệt là phải mở lòng mình với cuộc sống thì “bệnh vô cảm” mới không còn đất sống.
An Nhiên