Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình phát biểu tại hội nghị. Ảnh: N.Hiền Phát biểu tại hội nghị,ọngpháttriểnthịtrườngvốnhiệuquảbxh ao Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hoà Bình cho biết, với tinh thần Chính phủ kiến tạo, Chính phủ đang định hướng nguồn lực thông qua xây dựng chính sách minh bạch, tạo môi trường bình đẳng cho các thành phần kinh tế phát triển. Theo đó, môi trường đầu tư tại Việt Nam đã cải thiện đáng kể trong các năm gần đây và sẽ có bước phát triển đột phá trong các năm tới. Việt Nam sẽ tập trung ổn định vĩ mô để phát triển nhanh và bền vững, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7% cho năm 2017 và duy trì đà tăng trưởng cho những năm tiếp theo, thâm hụt ngân sách dưới 4%, nợ công duy trì dưới 65%, lạm phát dưới 5%, tập trung cải cách hệ thống tài chính tiền tệ trong đó cải cách hệ thống ngân hàng, xử lý nợ xấu, hài hoà giữa chính sách tiền tệ và tài khoá. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang nỗ lực cải cách hệ thống DN nhà nước, kiên quyết cổ phần hoá DN Nhà nước nhằm giảm thiểu việc Nhà nước can thiệp vào việc kinh doanh và coi khu vực tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế. Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình cũng khẳng định, Chính phủ Việt Nam đã và đang coi trọng phát triển thị trường vốn hiệu quả để thị trường chứng khoán thực sự đóng vai trò huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế.
Ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Uỷ ban chứng khoán Nhà nước cũng đánh giá thị trường vốn – TTCK Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc và sức hấp dẫn ngày càng tăng trong những năm qua. Qua đó, đã thực sự trở thành một kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế, có cơ cấu ngày càng vững chắc và hoàn thiện. Vốn hóa của thị trường cổ phiếu và thị trường trái phiếu đã đạt mức trên 100% GDP, so với mức 130% GDP của dư nợ tín dụng ở thời điểm hiện tại, cho thấy thị trường tài chính – tiền tệ của Việt Nam đang từng bước đạt được cơ cấu cân bằng, vững chắc hơn so với trước đây.
Tiếp tục phát triển bền vững
Câu hỏi lớn đặt ra là hiện thị trường vốn – TTCK Việt Nam có thể tiếp tục đà tăng trưởng và độ sâu trong thời gian tới hay không? Ông Trần Văn Dũng khẳng định, có đủ cơ sở để lạc quan về sự tiếp tục phát triển bền vững của thị trường vốn – Thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới.
Cụ thể, kinh tế vĩ mô ổn định cùng với việc Chính phủ chính thức coi kinh tế tư nhân và phát triển kinh tế tư nhân là trụ cột quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội chính là nền tảng cho sự phát triển tiếp theo của TTCK Việt Nam trong thời gian tới. Bên cạnh đó, chủ trương và kế hoạch cụ thể đẩy mạnh cổ phần hóa và thoái vốn trong thời gian tới của Chính phủ sẽ cung cấp một lượng hàng hóa có chất lượng cho thị trường. Trong 9 tháng đầu năm 2017, Chính phủ đã cổ phần hóa thành công 34/44 DNNN nằm trong kế hoạch. Năm 2018, Chính phủ đã công bố kế hoạch cổ phần hóa thêm 64 doanh nghiệp, trong đó có nhiều doanh nghiệp lớn như Tổng công ty giấy Việt Nam, Mobifone, và nhiều doanh nghiệp lớn khác trong ngành vàng bạc đá quý, bất động sản, phát điện… | Chủ tịch Ủy ban chứng khoán Nhà nước Trần Văn Dũng trao đổi với ông Kyle Kelhofer bên lề hội nghị |
Ông Dũng cũng cho hay, năm 2019, mặc dù kế hoạch của Chính phủ dự kiến cổ phần hóa chỉ 18 doanh nghiệp, nhưng có thể nhìn thấy nhiều tên tuổi lớn, hấp dẫn như Tổng công ty cà phê Việt Nam, Tổng công ty Bưu chính viễn thông, Tập đoàn hóa chất, Tập đoàn than và khoáng sản… Từ nay đến cuối năm một số doanh nghiệp cũng sẽ được đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa như PV Oil, PV Power, Tổng công ty thuốc lá Việt Nam và thực hiện đẩy mạnh bán cổ phần tại Sabeco và Vinamilk. Như vậy, trong thời gian 1-2 năm tới, hàng trăm DNNN sẽ được thực hiện cổ phần hóa và tham gia niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán. TTCK chắc chắn sẽ tăng trưởng về quy mô và tạo ra cơ hội lớn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trên thị trường phái sinh, hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ (bond futures) sẽ được đưa vào giao dịch trong năm 2018. Một số chứng khoán phái sinh khác đang được tiếp tục nghiên cứu để đưa vào giao dịch trong năm 2019 và 2020, đáp ứng nhu cầu đầu tư và nhu cầu phòng ngừa rủi ro cho thị trường cơ sở.
Cơ hội rộng mở cho các nhà đầu tư
Ông Kyle Kelhofer, Giám đốc Quốc gia, Tổ chức tài chính quốc tế (IFC) cũng nhận định, mặc dù thị trường thế giới có nhiều biến động về chính trị, an ninh, xung đột văn hóa…, nhưng Việt Nam vẫn luôn duy trì được môi trường kinh doanh hết sức ổn định. Và đây chính là điểm nổi bật để thu hút nhà đầu tư trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) chia sẻ, vào thời điểm cuối năm 2016, trong bối cảnh chung của những biến động toàn cầu và khu vực, rất nhiều nhà đầu tư đã cảm thấy bất an và tìm đến những sản phẩm và giải pháp phòng ngừa rủi ro. Tuy nhiên, qua 2/3 chặng đường của năm 2017, bức tranh kinh tế của Việt Nam đã trở nên sáng hơn, qua đó tạo ra một tinh thần lạc quan hơn cho cộng đồng nhà đầu tư và DN. Trong khi đó, dù chưa có con số tổng hợp về kết quả kinh doanh quý III của các DN niêm yết, nhưng ông Dũng cũng khẳng định năm nay là năm tăng trưởng tốt của các DN niêm yết. Theo đó, tổng mức lãi của DN niêm yết ước tăng khoảng 8% so với năm trước. Trong khi đó, số DN lỗ tuy không giảm, nhưng số lỗ lại giảm rất nhiều. Về phía các công ty chứng khoán, trong 6 tháng đầu năm 2017, số lãi đạt được khoảng hơn 3.000 tỷ. “Con số này đã lớn hơn tổng số lãi của các công ty chứng khoán trong cả năm 2016” – ông Dũng nói. |