【kp bongda】Doanh nghiệp nội cần thay đổi để hợp tác hiệu quả

作者:Cúp C2 来源:World Cup 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 10:52:30 评论数:
doanh nghiep noi can thay doi de hop tac hieu quaĐừng quá lo ngại sự yếu thế của doanh nghiệp nội trong xuất khẩu
doanh nghiep noi can thay doi de hop tac hieu quaSản xuất ô tô: Bước tiến nhanh của doanh nghiệp nội
doanh nghiep noi can thay doi de hop tac hieu quaChống chuyển giá: Sao chỉ doanh nghiệp nội "kêu",ệpnộicầnthayđổiđểhợptáchiệuquảkp bongda doanh nghiệp FDI lại không?
doanh nghiep noi can thay doi de hop tac hieu quaChuyển giao công nghệ của FDI cho doanh nghiệp nội chưa tương xứng
doanh nghiep noi can thay doi de hop tac hieu qua
DN Việt Nam phải cải thiện nội lực để thu hút hơn nữa sự hợp tác, đầu tư của các DN nước ngoài. Ảnh: H.DỊU.

Nói về khó khăn trong sự hợp tác giữa doanh nghiêp Việt Nam và Ấn Độ, ông Vaibhav Saxena, Tổng thư ký Phòng Thương mại Ấn Độ tại Việt Nam (InCham Hà Nội) cho hay, ngành công nghiệp phải đối mặt với những thách thức liên quan đến vận tải đường biển giữa hai nước. Hàng hóa thường phải mất từ 2-3 tuần nên ảnh hưởng tới tần suất giao dịch giữa DN hai nước. Tuy nhiên, đây là hạn chế khó tránh khỏi về mặt địa lý, nên ông Vaibhav Saxena kiến nghị, một phương thức vận tải hiệu quả hơn sẽ mất rất nhiều thời gian và chi phí, nên cách tốt nhất là Việt Nam và Ấn Độ nên cân nhắc xây dựng các chính sách để mang lại cơ hội tốt hơn cho thúc đẩy thương mại. Có nghĩa là hai nước cần nhiều hơn các Hiệp định thương mại tự do (FTA), cần những chính sách thuế tốt hơn cũng như sự cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, giá cả.

Kiến nghị trên đây cũng đồng quan điểm với nhiều DN khác trên thế giới khi có nhu cầu hợp tác thương mại, đầu tư tại Việt Nam. Theo Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2018 của Bộ Công Thương, hiện Việt Nam có quan hệ thương mại với trên 200 quốc gia, kim ngạch xuất nhập khẩu và cơ cấu ngành hàng liên tục có sự tăng trưởng. Đặc biệt, mong muốn có thêm nhiều FTA như trên là cần thiết khi kết quả thực tiễn cho thấy, ở các thị trường Việt Nam có ký kết FTA đều ghi nhận mức tăng trưởng tốt.

Cùng với những kiến nghị về mặt chính sách, các DN nước ngoài đã đưa ra không ít “phàn nàn” về cách thức hoạt động, hợp tác của các DN Việt Nam. Ông Bjorn Koslowski, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức (AHK) tại Việt Nam chia sẻ, với các DN địa phương, DN Đức thường cảm thấy họ có vẻ thiếu “động lực bán hàng”, nhiều trường hợp thậm chí còn không quan tâm đến việc phát triển kinh doanh mới. Ngoài ra, với các sản phẩm kim loại, các DN Việt Nam địa phương thường bán đắt hơn so với các đối tác từ Trung Quốc. Các DN Đức cho rằng, nguyên nhân có thể do nguyên phụ liệu phải nhập khẩu, DN Việt Nam thường có quy mô nhỏ nên không thể đưa ra giá thành cạnh tranh hơn.

“Các DN Đức đang có kế hoạch dịch chuyển, đa dạng hóa nguồn cung ứng từ Trung Quốc sang Việt Nam. Dù rất hài lòng với sự phát triển của Việt Nam nhưng với nhiều sản phẩm, các DN Đức không thể tìm đủ số lượng nhà cung ứng là các DN Việt Nam; trong khi nhiều đối tác phù hợp lại các những DN có vốn đầu tư nước ngoài. Điều này khiến DN Đức gặp khó trong việc liên kết với các DN nội địa Việt Nam”, ông Bjorn Koslowski nói thêm.

Cũng nói về những khó khăn từ nội lực của các DN Việt Nam, theo ông Kim Han Yong, Chủ tịch Hiệp hội DN Hàn Quốc tại Việt Nam (Korcham), Việt Nam nên có chế độ phát triển nguồn nhân lực hiệu quả hơn. Bởi dù Việt Nam đang đạt mức tăng trưởng rất cao, nhưng khi tiếp cận ngành công nghiệp trong cuộc cách mạng 4.0 lại gặp trở ngại do yêu cầu đặc biệt đối với khối lao động có chuyên môn. Không những thế, việc đào tạo các chuyên gia, nhân lực kỹ thuật phục vụ cho các ngành công nghiệp công nghệ cao là rất cần thiết, tuy nhiên, để đạt được điều này, các giấy chứng nhận năng lực nghề/kỹ thuật cần được công nhận đa dạng hơn, tiêu chuẩn nên quy định chi tiết hơn. Làm được như vậy, các DN có thể tuyển dụng được nguồn nhân lực phù hợp.

Có thể thấy, trong bối cảnh mới của nền kinh tế, việc xúc tiến đầu tư thương mại giữa các DN cũng cần nhiều thay đổi, cần sự gắn kết nhiều hơn. Do đó, các cơ quan chức năng nên ghi nhận những ý kiến góp ý, nhất là của những đối tác nước ngoài để có những sửa đổi phù hợp hơn, từ đó sẽ càng tạo được môi trường kinh doanh thuận lợi, thu hút DN nước ngoài. Ngoài ra, các DN Việt Nam cũng phải nâng cao hơn nữa nội lực, khả năng kinh doanh, để trở thành bạn hàng bền vững với các DN quốc tế.