【kq atletico】Ngành điều đối mặt với nhiều khó khăn

>> 7 doanh nghiệp điều được hỗ trợ đổi mới công nghệ chế biến
>> Nông dân xã Đồng Nai khốn khó vì cây điều
>> Ảm đạm vụ điều


Năm 2012,điềuđốimặtvớinhiềukhoacutekhăkq atletico ngành điều dự kiến xuất khẩu 170.000 tấn nhân các loại và 60.000 tấn dầu vỏ điều, với tổng trị giá 1,5 tỷ USD. Vụ điều 2012, cả nông dân và doanh nghiệp chế biến điều phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức khi mùa điều ảm đạm, thị trường xuất khẩu rơi vào tình cảnh u ám nhất trong lịch sử xuất khẩu điều Việt Nam...

MẤT MÙA - MẤT GIÁ

Sau tết Nguyên đán Nhâm Thìn 2012 cũng là thời điểm chính thu hoạch điều. Tuy nhiên, ở “vương quốc” điều Bình Phước không còn diễn ra cảnh sôi động bởi lao động ở các địa phương khác đổ về nhặt điều thuê, nhà vườn phấn khởi thu hoạch điều và tiểu thương, đại lý mở rộng “hầu bao” mua hàng cho các doanh nghiệp. Mất mùa - giá thấp nhưng nông dân vẫn phải bán, doanh nghiệp thì không mặn mà để mua hàng tích trữ...

Các “đại gia nhà vườn” không dám cất trữ hạt điều như những năm trước mà thu hoạch đến đâu bán đến đó

Do ảnh hưởng thời tiết và sâu bệnh hoành hành, các vườn điều ở Bình Phước rơi vào cảnh mất mùa lớn nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Không đúng với quy luật của nông nghiệp Việt Nam là mất mùa - được giá mà ngược lại là vừa mất mùa vừa mất giá, giá điều thô ở Bình Phước dao động 18-21 ngàn đồng/kg, bằng 50-60% giá của niên vụ 2011. Giá thấp nhưng nông dân Bình Phước vẫn phải bán điều với nhiều nguyên nhân. Anh Nguyễn Văn Đông, ở ấp 7, xã Lộc Thái (Lộc Ninh) cho biết, gia đình anh chỉ có 50-60 cây điều già. Những năm trước, vườn điều của gia đình trái trĩu cành, ngày nào cũng thu đầy bao nhưng năm nay 2 ngày mới nhặt một lần. Vừa mất mùa vừa mất giá nhưng nếu không bán thì không có tiền trả chi phí phân, thuốc xịt và cho sinh hoạt gia đình. Giá nào cũng phải bán như gia đình anh Đông là thực trạng chung của những vườn điều nhỏ lẻ ở Bình Phước.

Những năm trước, vào mùa thu hoạch điều không chỉ các doanh nghiệp phải huy động hết vốn để mua nguyên liệu dự trữ cho sản xuất cả năm mà các nhà vườn lớn, có tiềm năng nhờ nguồn thu ổn định từ cao su, cà phê cũng đều phơi cất trữ để chờ đến quý III bán với giá cao hơn. Nhưng mùa điều này, họ không còn cất giữ điều để chờ giá, bởi cất điều thô vừa tốn công phơi và phải có kho trữ. Thời điểm “nóng” nhất của giá điều là tháng 9-2011, nhiều “đại gia nhà vườn” đã lỗ nặng, khi giá điều tụt dốc từ 42 ngàn đồng/kg điều lò xuống chỉ còn 28-30 ngàn đồng/kg. Ông Võ Văn Tùng có 10 ha điều già, 4 ha cao su, cuối năm 2011 đã mất 200 triệu đồng so với giá thời vụ vì cất trữ. Mùa điều này, với những dự báo không mấy khả quan của thị trường điều, gia đình ông Tùng cũng như nhiều nhà vườn khác thu hoạch đến đâu bán đến đó.

NHỮNG THÁCH THỨC CHO CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN, XUẤT KHẨU ĐIỀU

Theo phân tích của các nhà kinh tế, các doanh nghiệp (DN) chế biến hạt điều đang đối mặt với 4 thách thức lớn. Thứ nhất là thiếu hụt nguồn lao động. Để làm ra hạt điều nhân cho xuất khẩu, DN rất cần nguồn lớn lao động phổ thông cho các khâu: thu mua, phơi, cất trữ, bảo quản và chế biến. Trong khi đó, nguồn lao động tại chỗ không đủ. Bên cạnh đó, những công việc ở nông thôn được người thuê lao động trả công cao hơn DN chế biến hạt điều. Nếu DN chế biến hạt điều trả công cao hơn để cạnh tranh lao động theo thời vụ thì sẽ tăng chi phí sản xuất và không còn lợi nhuận.

Khó khăn thứ hai là nguồn nguyên liệu thiếu, diện tích ngày càng thu hẹp, năng suất điều giảm mạnh theo thời tiết và người dân đang dần quay lưng với cây điều, không đầu tư chăm sóc do điều không thể cạnh tranh với các cây trồng khác. Ngược lại với vùng nguyên liệu, gần 1 thập kỷ qua, doanh nghiệp chế biến điều ra đời vô tội vạ. Hiện nay, chỉ tính trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã có gần 300 cơ sở chế biến hạt điều với công suất hàng năm khoảng 250.000 tấn, nhưng tổng sản lượng điều thu hoạch chỉ khoảng 150.000-180.000 tấn/năm. Như vậy, với số lượng thiếu hụt trên, các DN điều của Việt Nam phải nhập khẩu điều thô từ Ấn Độ, Brazil, Campuchia, Bờ Biển Ngà từ 40-60% nguyên liệu/năm. Không những thế, việc mua bán với DN nước ngoài và thủ tục nhập khẩu hạt điều thô không đơn giản. Giá điều thô có lúc lên đến 40-42 ngàn đồng/kg cùng với tăng giá nhiên liệu, chi phí vận chuyển, tiền công đẩy giá thành hạt điều chế biến tăng cao. Vừa qua, Hiệp hội Điều Việt Nam đã đề nghị xây dựng vùng chuyên canh điều rộng 200.000 ha tại tỉnh Bình Phước. Ngành điều cũng sẽ hình thành 4 trung tâm chế biến xuất nhập khẩu điều lớn của toàn quốc trên cơ sở tổ chức hoạt động hiệu quả nhóm 20 DN xuất khẩu hạt điều hàng đầu Việt Nam hiện nay. Đó cũng là cuộc cách mạng để sắp xếp lại các DN.

Khó khăn thứ ba và cũng là khó khăn lớn nhất đối với các DN chế biến điều hiện nay là nguồn vốn. Với giá điều thô tạm tính là 30 ngàn đồng/kg và một cơ sở chế biến có công suất khoảng 50.000 tấn điều thô/năm phải cần đến số vốn 150 tỷ đồng để mua nguyên liệu. Đó là chưa kể đến các chi phí khác mà DN phải chi trả cao hơn so với những năm trước. Trong khi đó, để vay được 1/10 số tiền trên từ các ngân hàng thì các DN phải tốn không ít thời gian, công sức bởi thủ tục mà trong đó phần lớn DN không đáp ứng được các điều kiện đặt ra để được vay vốn của ngân hàng. Vay được vốn nhưng để sản xuất có lời đủ trả lãi ngân hàng lại càng khó với DN điều.

Ngành điều ra đời hơn 2 thập kỷ đã làm nên kỳ tích đưa xuất khẩu điều Việt Nam đứng đầu thế giới. Tuy nhiên, việc ồ ạt ra đời các DN cũng dẫn đến những khó khăn cho ngành điều là năng lực quản lý của đa số DN yếu kém dẫn đến khó khăn trong hạch toán sản xuất. Khó khăn trong minh bạch sản xuất cũng là nguyên nhân dẫn đến DN điều khó tiếp cận với nguồn vốn vay ngân hàng... Những khó khăn, vướng mắc trên đang đẩy các DN chế biến điều đến bờ vực phá sản hoặc phải đóng cửa.

THỊ TRƯỜNG U ÁM

Năm 2012, ngành điều phấn đấu đạt mục tiêu xuất khẩu chế biến 380.000 tấn điều thô trong nước và 300.000 tấn nhập khẩu; nhập khẩu 170.000 tấn điều nhân các loại và 60.000 tấn dầu vỏ hạt điều; kim ngạch xuất khẩu là 1,5 tỷ USD. Thị trường xuất khẩu điều lớn nhất của Việt Nam là Mỹ, khối EU và các nước châu Á khác. Tuy nhiên, xuất khẩu điều từ cuối năm 2011 đã rơi vào cảnh “chợ chiều” bởi nền kinh tế lớn châu Âu, Mỹ đang chìm trong khủng hoảng. Niên vụ điều đã đến nhưng các DN điều vẫn còn tồn kho khá lớn nguyên liệu nhập khẩu của năm 2011 mà đơn đặt hàng xuất khẩu mới hầu như không có. Các giao dịch mua bán điều với các khách hàng ở châu Âu, Bắc Mỹ trầm lắng. Trung Quốc - thị trường nhập khẩu điều lớn của Việt Nam đóng cửa im ắng. Trong bối cảnh này, dự báo cho thị trường điều càng khó khăn hơn.

Để tháo gỡ khó khăn cho ngành điều, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các ngân hàng thương mại cho phép các DN chế biến xuất khẩu được gia hạn các khoản vay cũ đã đến hạn phải trả của năm 2011 và 2012 thêm 6 tháng. Đồng thời hạ lãi suất cho các khoản vay theo mặt bằng của lãi suất hiện hành. Hiệp hội Điều Việt Nam cũng đề nghị các ngân hàng thương mại cho DN điều vay 13.300 tỷ đồng ngắn hạn và trung hạn để thu mua toàn bộ điều trong nông dân khoảng 380.000 tấn, giá bình quân là 35 ngàn đồng/kg (nhập kho DN). Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu của ngành điều về vốn, lãi suất vẫn phải chờ câu trả lời từ phía ngân hàng, bởi ngân hàng cũng là DN kinh doanh tiền tệ phải có lãi và bảo tồn được nguồn vốn.

Phương Hà

Ngoại Hạng Anh
上一篇:100 điểm sạt lở trên Quốc lộ 32, chưa thể thông tuyến qua Mù Cang Chải
下一篇:ASEAN Cup 2024: HLV Kim Sang Sik muốn học trò giảm sai sót