Không chỉ dừng lại ở mức độ đạt giải cao tại các hội thi,ổibonướcmặnCầnchnhschhỗtrợđểnhnrộkết quả bóng dá trực tuyến giải pháp “Trái nổi báo nước mặn” của nhóm tác giả là học sinh Trường THCS Phan Văn Trị, phường VII, thành phố Vị Thanh, đã phát huy hiệu quả tích cực, giúp ích cho nhiều nông dân bảo vệ mùa màng trong lúc mặn xâm nhập gay gắt.
Mấy tháng nay, giải pháp “Trái nổi báo nước mặn” giúp nhiều nông dân ở thành phố Vị Thanh ứng phó mặn xâm nhập.
“Cứu tinh” của nông dân
Em Lê Thị Hồng Gấm, học sinh lớp 9A3, Trường THCS Phan Văn Trị, nhớ lại: “Hồi năm ngoái, nơi em sống đột nhiên bị nước mặn xâm nhập. Người dân không biết, cứ vô tư múc nước sông lên tưới rau màu rồi bị thiệt hại. Có hộ cả vườn héo úa vì nồng độ mặn cao. Hoa màu chết, bà con bị thất thu”. Từ tháng 6-2015, được sự hướng dẫn của cô giáo Lư Thị Huệ, em Lê Thị Hồng Gấm và Lê Phúc Hưng, học cùng lớp, cùng nhau tiến hành thử nghiệm giải pháp “Trái nổi báo nước mặn” để mong giúp những mảnh vườn rau màu của các hộ dân nơi mình sinh sống.
Sau gần 1 năm mày mò, giải pháp của các em được thử nghiệm tại nhiều khu vực có nguy cơ bị mặn đe dọa ở xã Hỏa Tiến, cống Kênh Lầu,… Không ngờ, mô hình này như là “vị cứu tinh”, kịp lúc giúp nông dân tránh được đợt mặn sớm của năm nay. Ông Lê Văn Tám (cha của Lê Thị Hồng Gấm), ở ấp 1, xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh, cho biết: “Con gái tôi đem trái nổi về thử ở cống gần nhà. Nhờ nó mà đợt mặn xâm nhập hồi trước tết hơn 1 công rau nhà tôi không bị ảnh hưởng”.
Trái nổi báo nước mặn còn kịp thời dự báo xâm nhập mặn, giúp một số hộ nông dân ở xã Vị Tân cứu mùa màng. Anh Trần Văn Sử, ở ấp 1, xã Vị Tân, nhớ lại: “Khi nghe nói có trái nổi báo nước mặn hiệu quả, tôi đã đến nhà Hồng Gấm xem và mang về dùng thử. Thả trái nổi thử nghiệm ngay trước cống gần nhà và đã kịp phát hiện mặn đến sớm”. Anh Sử nghĩ, vì rau màu chịu mặn không được nên anh đã quyết định chuyển sang trồng khóm để có thể sử dụng nước mặn trên 1‰ tưới cho cây. Hiện tại, những hộ trồng rau, màu xung quanh đây đều ứng phó với mặn bằng cách thay đổi mô hình canh tác bằng khóm, mía. Nhờ đó mà nông dân đảm bảo diện tích sản xuất và nguồn thu nhập cho gia đình.
Sẽ hỗ trợ để nhân rộng mô hình
Trải qua thời gian thử nghiệm gần 1 năm, giải pháp “Trái nổi báo nước mặn” đã phát huy hiệu quả tích cực trong việc giúp người dân cơ bản nắm được dấu hiệu của tình trạng xâm nhập mặn. Cô Lư Thị Huệ, giáo viên Trường THCS Phan Văn Trị, chia sẻ: “Tôi đã nhờ gần chục người dân sống khu vực bị xâm nhập mặn ở xã Hỏa Tiến, Vị Tân, Vĩnh Viễn A, thử nghiệm và theo dõi diễn biến mặn bằng trái nổi. Qua kiểm chứng, trái nổi đã cho thấy được những thông tin cơ bản về độ mặn và thời gian xâm nhập mặn ở vị trí các cống. Tuy nhiên, vì cô và trò còn bận làm việc, học tập, thi cử nên sản phẩm làm ra không nhiều vì mất khá nhiều thời gian, công sức. Chính vì vậy, chúng tôi cần có một chính sách hỗ trợ, đội ngũ con người giúp sức để giải pháp có thể đến với nông dân và nhiều nơi hơn nữa”.
Hiệu trưởng Trường THCS Phan Văn Trị Trần Thanh Giang cho hay: “Nhà trường đang ra sức kêu gọi mạnh thường quân hỗ trợ để mở rộng phạm vi ứng dụng cho giải pháp. Nếu được, “Trái nổi báo nước mặn” sẽ là bạn đồng hành khá đắc lực cho nông dân trong sản xuất”.
Cũng khá tâm đắc với mô hình này, tại vòng chấm thi chung khảo của Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Hậu Giang lần thứ VIII năm 2016, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đồng Văn Thanh đã chỉ đạo các ngành chức năng quan tâm hỗ trợ và giúp mô hình phát huy, ứng dụng rộng rãi trong dân. Đánh giá về mô hình này, ông Huỳnh Trường Vĩnh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, cho biết: “Mô hình này tuy đơn giản nhưng có hiệu quả lớn là chi phí thấp, dễ làm, dễ sử dụng. Nếu nhóm tác giả có nhu cầu giúp đỡ, phát triển mô hình, ngành chức năng chúng tôi sẽ hỗ trợ với mong muốn: mọi nghiên cứu đều được ứng dụng ngoài thực tiễn và giúp ích cho nông dân, cho xã hội”. Còn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cũng đánh giá cao mô hình này. Đơn vị này cho biết sẽ hỗ trợ nếu người dân có nhu cầu. Bên cạnh đó, ngành sẽ tích cực cung ứng các vật dụng tương tự để kịp thời báo động diễn biến hạn, mặn để người dân có biện pháp ứng phó kịp thời, yên tâm sản xuất.
Bài, ảnh: TRÚC LINH