"Con đau lắm,ándầnmònmétvuôngđấtcópnhặttừngnghìnđồngchữabệkq trận tottenham con không đi bệnh viện đâu", Phạm Nguyên Huy (6 tuổi, quê Sóc Sơn) gào khóc nức nở, lấy tay xoa vào ngực. Đứa trẻ đáng thương thay vì chuẩn bị hành trang vào lớp 1 như các bạn, lại đang vật vã đối diện với căn bệnh ung thư hiểm nghèo. Bế con vào lòng dỗ dành, anh Phạm Văn Hải cay cay khoé mắt. Dù ra sức động viên con nhưng trong thâm tâm, anh cũng đang dằn vặt, lo sợ tương lai phía trước, khi gia đình đã hoàn toàn hết khả năng xoay sở. Tháng 7/2022, Nguyên Huy xuất hiện triệu chứng đau bụng, buồn nôn rồi đau đầu không dứt. Tại bệnh viện, anh Hải như sụp đổ khi nghe bác sĩ kết luận con mắc bệnh u nguyên bào thần kinh giai đoạn cuối. Đây là căn bệnh ung thư ác tính hàng đầu ở trẻ em, tỉ lệ tử vong cao và dễ tái phát. Căn nhà đơn sơ, xuống cấp của gia đình lại càng thêm u ám. Thức trắng nhiều đêm ròng, vợ chồng anh Hải quyết định dù đói khổ thế nào cũng phải giành giật sự sống cho con bằng mọi giá. Qua trao đổi với các bác sĩ, phác đồ dành cho Huy sẽ rất phức tạp. Con phải trải qua một quá trình dài truyền hóa chất, nếu đáp ứng tốt có thể được ghép tế bào gốc cho tỉ lệ hồi phục cao. Những ngày đưa con đến bệnh viện, anh đau lòng khi phải lảng tránh câu hỏi ngây thơ: "Con sắp khỏi bệnh chưa bố? Con sắp được về chơi cùng các bạn chưa, có được đi học không?". Những cái gật đầu từ anh đem đến chút hy vọng cho đứa trẻ. Song, từng chai hoá chất truyền vào cơ thể khiến bé Huy gầy gò suy kiệt, tóc cứ rụng dần. Con hốt hoảng khi nhìn mình trong gương, trở nên nhút nhát, tự ti, thậm chí khó chịu không muốn ai đến gần. Kể từ ngày con phát bệnh, kinh tế gia đình anh Hải trở nên lao đao. Chi phí sinh hoạt, mua những loại thuốc ngoài danh mục bảo hiểm suốt mấy đợt truyền hoá chất lên đến hàng chục triệu đồng. Để có số tiền đó, vợ chồng anh phải đi vay mượn khắp nơi, chưa kể tiền sinh hoạt, đi lại tốn kém. Qua nhiều đợt hóa chất, các bác sĩ đánh giá tình hình sức khỏe của Huy đáp ứng việc ghép tế bào gốc. Song chi phí phẫu thuật ghép tế bào gốc khiến gia đình bàng hoàng, bởi lên đến 500 triệu đồng. Quá thương cháu, bà nội của Huy đã quyết định bán đi 360m2 đất quê do tổ tiên để lại lấy 600 triệu đồng, chỉ giữ lại căn nhà cho gia đình trú ngụ. Ca phẫu thuật diễn ra suôn sẻ, bé Huy tạm thời đáp ứng tốt, đến nay vẫn cần theo dõi nghiêm ngặt. Ngoài ra, con vẫn phải điều trị lâu dài. Thế nhưng, anh Hải đã nghỉ việc hoàn toàn để tập trung chăm sóc con, không làm ra kinh tế. Trong khi đó, vợ anh vốn là công nhân khu công nghiệp Quang Minh (Mê Linh, Hà Nội), đang ở tháng cuối thai kì. Với thu nhập vỏn vẹn vài triệu đồng mỗi tháng, tiền lương của chị không đủ để trang trải sinh hoạt. Cuộc sống của gia đình anh Hải đang lâm vào bế tắc, chỉ sợ không thể theo đuổi việc chữa bệnh cho con đến cùng. Tới đây, bé Huy cần dùng nhiều loại thuốc bổ trợ cho quá trình tế bào gốc thích nghi trên cơ thể, đồng thời vào Huế tiếp tục chạy chữa. Vợ mang bầu sắp sinh, con vẫn đang quằn quại vì bệnh tật, anh Hải chưa biết sẽ phải xoay sở thế nào. Bà Nguyễn Kim Oanh, cán bộ xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn xác nhận: "Gia đình anh Phạm Văn Hải có hoàn cảnh éo le. Con trai chuẩn bị vào lớp 1 thì mắc bệnh ung thư. Vợ chồng trẻ, làm công nhân thu nhập thấp. Con thường xuyên đi bệnh viện tốn kém, vợ lại sắp sinh khiến cảnh nhà lao đao. Rất mong các nhà hảo tâm thương tình hỗ trợ, để gia đình vượt qua hoạn nạn".
|