【nhận định chelsea vs liverpool】Đào tạo nghề Logistics: Câu chuyện thành công của một trường nghề
Trường Cao đẳng Giao thông vận tải Trung ương V (Đà Nẵng) đào tạo Logistics trình độ cao đẳng và bắt đầu tuyển sinh khóa 1 từ năm 2017,ĐàotạonghềLogisticsCâuchuyệnthànhcôngcủamộttrườngnghềnhận định chelsea vs liverpool đã gặt hái nhiều thành công.
Với tốc độ tăng trưởng từ 14 - 16%/năm, logistics hiện là một trong những ngành phát triển nhanh và mạnh nhất tại Việt Nam. Nắm bắt được thực trạng “khát” nhân lực trong lĩnh vực này, ngay sau khi logistics được bổ sung vào danh mục ngành, nghề đào tạo chính quy ở trình độ trung cấp và cao đẳng, Trường Cao đẳng Giao thông vận tải Trung ương V (Đà Nẵng) đăng ký mở mã ngành đào tạo Logistics trình độ cao đẳng và bắt đầu tuyển sinh khóa 1 từ năm 2017.
Mặc dù đây là ngành, nghề đào tạo rất mới của hệ thống đào tạo chính quy trong giáo dục nghề nghiệp (GDNN) nói chung và của nhà trường nói riêng nhưng nhà trường đã đạt những kết quả rất ấn tượng về cả tuyển sinh và chất lượng đào tạo.
Số lượng tuyển sinh ngành, nghề logistics và các ngành nghề liên quan thuộc lĩnh vực logistics như Quản lý kho hàng, Quản lý bán hàng siêu thị, Kinh doanh vận tải đường bộ tăng đáng kể qua các năm. Số lượng tuyển sinh năm 2019 chỉ đạt 29 sinh viên, nhưng đã tăng thành 240 sinh viên vào năm 2022 (gấp hơn 7 lần) và 276 sinh viên năm 2023 (gấp 8,5 lần).
Tỷ lệ sinh viên có việc làm và học lên trình độ cao hơn sau 6 tháng tốt nghiệp luôn đạt tỷ lệ hơn 90%. Sinh viên và doanh nghiệp tiếp nhận đều có mức độ hài lòng rất cao về chất lượng đào tạo của Nhà trường.
Chia sẻ về yếu tố thành công, TS. Nguyễn Văn Tươi - Hiệu trưởng Nhà trường - cho biết:
“Chính phủ Úc thông qua Chương trình Aus4Skills đã quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện và hỗ trợ cho các cơ sở GDNN nói chung và trường Cao đẳng Giao thông vận tải Trung ương V nói riêng trong công tác đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên của các cơ sở GDNN trong những năm qua.
Từ năm 2019 cho đến nay, Nhà trường cử hơn 30 lượt cán bộ quản lý, giảng viên của trường được tham gia các khóa học ngắn hạn do Chương trình Aus4Skills tổ chức trong nước và tại Australia.
Nhà trường được thụ hưởng rất nhiều từ dự án trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0. Nhờ đó, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo của trường được nâng cao hơn và có nhiều thay đổi tích cực trong phương pháp giảng dạy.
Thành công từ kết quả triển khai dự án đào tạo thí điểm mô đun đào tạo “Tiếp nhận và lưu trữ hàng hóa” giúp Nhà trường quảng bá hiệu quả hơn về ngành nghề Logistics, nâng cao lợi thế trong công tác tuyển sinh. Kết quả tuyển sinh từ năm 2022 đến nay của các ngành nghề thuộc lĩnh vực Logistics có rất nhiều khởi sắc, luôn đạt và vượt chỉ tiêu đề ra”.
Theo cô Trương Thị Thùy Trâm, Trưởng Khoa Kinh tế - Vận tải của trường: “Lãnh đạo Nhà trường luôn chỉ đạo sâu sát, quan tâm và chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, nhà giáo của trường và thực hiện tốt phương châm “Cử đúng người, giao đúng việc”.
Nhà trường giao nhiệm vụ cũng như tạo động lực, tạo điều kiện để các nhà giáo chia sẻ những kiến thức và kỹ năng lĩnh hội được đến các đồng nghiệp trong khoa để cùng nhau áp dụng vào thực tiễn giảng dạy”.
Cô Trâm cũng chia sẻ là hai giảng viên của khoa vừa đạt giải Nhì và giải Ba trong Hội giảng Nhà giáo Giáo dục nghề nghiệp thành phố Đà Nẵng tổ chức tháng 9/2024 với bài giảng thuộc mô đun Nghiệp vụ kho hàng và mô đun Thủ tục hải quan của nghề Logistics.
Cô Trâm cũng chia sẻ Chương trình Aus4Skills không chỉ hỗ trợ nâng cao năng lực cán bộ, nhà giáo mà còn tư vấn hỗ trợ Nhà trường trong quá trình triển khai dự án đào tạo thí điểm theo phương pháp tiếp cận năng lực thực hiện (CBTA).
Thành công từ dự án đào tạo thí điểm mang lại cho nhà trường nhiều bài học kinh nghiệm để đổi mới giảng dạy đáp ứng tiêu chuẩn của doanh nghiệp.
Từ các bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề do Aus4skills chuyển giao và hỗ trợ kỹ thuật, nhà trường xây dựng mới và cập nhật nhiều chương trình đào tạo, tài liệu giảng dạy các ngành nghề ở các trình độ đào tạo (Trung cấp, Liên thông Cao đẳng từ Trung cấp, Cao đẳng) và nhiều chương trình mô đun, môn học liên quan của các nghề thuộc lĩnh vực logistics như mô đun Nghiệp vụ kho hàng, Quản trị chuỗi cung ứng, Nghiệp vụ giao nhận vận tải, Thủ tục hải quan, Pháp luật về kinh doanh logistics và vận tải đa phương thức đồng thời chú trọng xây dựng các công cụ đánh giá đối với sinh viên.
Nhà trường cũng hoàn thành xây dựng chương trình đào tạo và bổ sung ngành nghề đào tạo mới là Thương mại điện tử.
Bên cạnh đó, hoạt động hợp tác doanh nghiệp đã đi vào chiều sâu và trọng điểm cũng là yếu tố góp phần tạo nên sự thành công của nhà trường.
Tính đến nay, nhà trường đã ký biên bản thỏa thuận hợp tác với hơn 300 doanh nghiệp trong tất cả các lĩnh vực ngành nghề đào tạo của trường, trong đó nhiều doanh nghiệp thuộc lĩnh vực logistics.
Các doanh nghiệp luôn đồng hành cùng với nhà trường trong nhiều hoạt động như tham gia trong Ban biên soạn xây dựng, biên soạn, đổi mới, cải tiến chương trình đào tạo (CTĐT); tham gia trong các Hội đồng thẩm định CTĐT các ngành nghề của trường; tham gia trong các hoạt động đào tạo kép, đánh giá kỹ năng nghề của người học sau khi kết thúc quá trình thực tập nghề nghiệp, thực tập tốt nghiệp tại doanh nghiệp; trao học bổng vượt khó cho học sinh sinh viên của trường có hoàn cảnh khó khăn, có thành tích cao trong học tập; trao trang thiết bị cho nhà trường phục vụ công tác đào tạo; công tác tuyển dụng, giới thiệu việc làm cho người học sau khi tốt nghiệp,…
Bà Nguyễn Thị Thu Sương - Trưởng Ban đào tạo, Công ty TNHH Universal Alloy Coporation Việt Nam (UACV) - Đại diện doanh nghiệp tham gia cùng Nhà trường trong dự án đào tạo thí điểm mô đun “Tiếp nhận và lưu trữ hàng hóa” theo phương pháp CBTA chia sẻ: “Chúng tôi đánh giá rất cao mô hình đào tạo theo năng lực thực hiện mà trường đang triển khai và cách nhà trường lắng nghe và hợp tác với chúng tôi.
Chúng tôi được hưởng lợi từ mô hình này vì chúng tôi được tiếp nhận nhân lực qua đào tạo có đầy đủ kỹ năng, sẵn sàng làm việc mà không cần phải đào tạo lại”.
Từ thành công trong đào tạo các ngành nghề logistics, nhà trường hiện đang nhân rộng mô hình sang các lĩnh vực ngành, nghề đào tạo thuộc lĩnh vực khác ngoài logistics.
Hà An