【số liệu thống kê về albirex niigata gặp kashima antlers】Hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp ở xã Trường Long Tây
Với thế mạnh là sản xuất nông nghiệp,ướngđimớitrongsảnxuấtnngnghiệpởxTrườsố liệu thống kê về albirex niigata gặp kashima antlers xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành A, đang đẩy mạnh việc liên kết sản xuất gắn với đầu ra nông sản. Đây là hướng đi mới, tất yếu không thể thiếu trong phát triển nông nghiệp bền vững.
Mô hình nuôi lươn của ông Phạm Việt Dũng đang cho hiệu quả cao, hướng tới sẽ thành lập HTX.
Liên kết để phát triển
Ấp ủ ước mơ làm giàu trên mảnh đất quê hương nên ông Phạm Việt Dũng, ở xã Trường Long Tây, thường dành thời gian rảnh mày mò, tìm hiểu các mô hình chăn nuôi hiệu quả để phát triển kinh tế. Trong một lần đến nhà người anh ở quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ, thấy hào hứng với mô hình nuôi lươn không bùn tại đây, vậy là ông Dũng quyết tâm theo đuổi và áp dụng mô hình này.
Ông Dũng nhớ lại: “Ông anh tôi nuôi lươn hơn mười năm nay, tôi thấy thích và phù hợp nên quyết tâm học hỏi kinh nghiệm. Từ tập thay nước, cho ăn, tập làm quen cách nuôi lươn rồi về áp dụng cho ao nhà mình. Tôi nuôi vụ này là vụ thứ 4 rồi”.
Tại cơ sở nuôi lươn của ông Dũng, từ bể nuôi lươn đến việc cho ăn, thay nước được áp dụng theo mô hình khép kín. Nước được thay thường xuyên, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật cho con lươn phát triển. Ông Dũng sử dụng toàn bộ là thức ăn công nghiệp. Nhờ cách làm này, cứ thả nuôi khoảng 10 tháng là lươn đạt loại 1 từ 200gram trở lên.
“Gia đình nuôi tổng cộng gần 20 bể, tương đương 60.000 con. Với số lượng này nếu nuôi đạt thì trung bình được khoảng 9 tấn. Tôi làm theo hình thức cuốn chiếu vì nguồn vốn tương đối lớn nên cứ 3 tháng xuất bán 1 lần. Do có mối quen nên khi thấy lươn đạt trọng lượng xuất bán thì chỉ cần chụp hình gửi, thương lái thống nhất giá là anh em xuống bắt”, ông Dũng chia sẻ.
Theo lời ông Dũng, hiện lươn vàng, đẹp, trọng lượng từ 300gram trở lên có giá khoảng 120.000 đồng/kg. Thời điểm này nước nổi, các nguồn cá từ An Giang, Đồng Tháp về nên nguồn thực phẩm dồi dào từ đó giá lươn sắp tới có khả năng giảm, dao động từ 110.000-115.000 đồng/kg. Tuy nhiên, mức giá này sẽ tăng lên khi cận tết, do nhu cầu tiêu dùng tăng cao.
Về chi phí đầu tư, ông Dũng nhẩm tính: “Năm ngoái, giá lươn giống là 5.000 đồng/con, size 500 con/kg. Tôi nuôi 60.000 con, rồi tiền điện, tiền nước, chi phí khác trong suốt 10 tháng cũng khoảng 100 triệu đồng nữa nên tổng cộng khoảng 700 triệu đồng. Sau khi xuất bán, trừ chi phí, lợi nhuận thu về đủ để tái đầu tư và tiêu dùng trong gia đình”.
Dự kiến cuối năm nay, ông Dũng cùng các hộ nuôi lươn trong xã sẽ thành lập HTX nuôi lươn không bùn để cùng giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm nuôi lươn. Hiện tại, đã có 20 hộ đăng ký tham gia, tạo mối liên kết vững chắc từ đầu vào đến đầu ra cho con lươn thương phẩm của địa phương.
Kinh tế tập thể ngày càng khẳng định được vị trí và vai trò trong phát triển kinh tế của địa phương. Ông Hà Minh Triều, Giám đốc HTX Nông nghiệp Phước Trung, cho hay: Hiện HTX có 107 thành viên với diện tích 190ha. Trong đó, HTX trồng giống OM 5451 và OM 18 cho lúa hàng hóa diện tích 160ha, giống Đài Thơm 8 làm lúa giống với diện tích 30ha. Hiện lúa Thu đông đã ngả sang vàng và còn hơn 10 ngày nữa sẽ thu hoạch. Vụ này HTX liên kết với Tập đoàn Lộc Trời và Công ty Sao Mới thu mua theo giá thị trường. Qua khảo sát diện tích lúa trong HTX năng suất dự đoán đạt từ 6-6,5 tấn/ha, sau khi trừ hết chi phí lãi khoảng 10 triệu đồng/ha.
“Năng suất không thấp, nhưng giá bán năm nay lại thấp so với 1-2 năm gần đây. Hiện giá lúa OM 5451 chỉ 5.200 đồng/kg và OM 18 là 5.400 đồng/kg. Trong khi đó, cũng vụ lúa Thu đông năm ngoái là 5.800-5.900 đồng/kg. Thêm vào đó là chi phí đầu vào tăng, nhưng đầu ra lại giảm hơn so với mọi năm nên sau khi trừ hết chi phí, nông dân lãi không cao. Dự kiến, vụ tới sẽ xuống giống lúa Đài Thơm 8 và RVT”, ông Hà Minh Triều bộc bạch.
Nhân rộng mô hình hiệu quả
Trên địa bàn xã Trường Long Tây có 177 mô hình sản xuất cho thu nhập từ 50-100 triệu đồng/ha/năm trở lên; 35 mô hình cho thu nhập từ 150 triệu đồng/ha/năm trở lên. Xã có 2 HTX nông nghiệp (HTX nông nghiệp Phước Trung và HTX nông nghiệp Trường Long Tây) với 327 thành viên hoạt động theo mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản là chủ lực, đảm bảo tính bền vững, mang lại lợi nhuận cho bà con nông dân và thành viên. Đáng chú ý, năng suất so với ngoài cánh đồng lớn tăng lợi nhuận 6,35%, giảm giá thành sản xuất lúa 8,76%, giảm chi phí sản xuất 11,25%.
Ngoài ra, có 13 tổ hợp tác sản xuất với 337 thành viên, ngay đầu năm địa phương có kế hoạch củng cố lại hoạt động của các tổ này, góp phần cho việc chuyển giao khoa học kỹ thuật và tiêu thụ sản lượng hàng hóa cho bà con nông dân trên địa bàn. Ông Tô Thanh Tùng, Chủ tịch UBND xã Trường Long Tây, cho biết: Địa phương rất chú trọng áp dụng công nghệ vào sản xuất và phát triển nông nghiệp bền vững, tiếp tục nâng cao hoạt động các HTX nông nghiệp, các mô hình kinh tế có hiệu quả trên địa bàn. Với thế mạnh là sản xuất nông nghiệp, bên cạnh phát triển cây lúa, nằm trong đê bao khép kín, nhiều mô hình làm ăn hiệu quả ra đời như: nuôi lươn, trồng sầu riêng, cam sành… Thu nhập bình quân đầu người hiện đạt trên 64 triệu đồng/người/năm.
“Trong thời gian tới, xã tiếp tục tăng cường công tác khuyến nông, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp; vận động tham gia xây dựng cánh đồng mẫu lớn; tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo đầu bờ… Ngoài ra, xã vận động người dân ứng dụng tiến bộ từ công nghệ mới vào sản xuất. Bắt nhịp chuyển đổi số là xu hướng tất yếu”, ông Tô Thanh Tùng cho biết thêm.
Bài, ảnh: MỘNG TOÀN
相关推荐
- Ngành Tài chính: Thành công lớn khi vượt thu trong bối cảnh hỗ trợ tối đa cho nền kinh tế
- Tình hình Ukraine mới nhất cập nhật ngày 13/6/2015
- Đề nghị bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội đối với bà Châu Thị Thu Nga
- Người dân Ấn Độ nấu ăn bằng nắng nóng gần 50 độ C
- Tạm hoãn xuất cảnh giám đốc nợ thuế chây ỳ
- Dự báo thời tiết ngày mai 6/6/2015: Đề phòng lốc xoáy và gió mạnh
- Tin tai nạn giao thông mới nhất 24h qua ngày 9/6
- Tai nạn giao thông: Xe chở khách húc ô tô tải, 1 người chết