【soi kèo bóng đá nhật bản】Bài 1: Quy định nguồn vốn đầu tư công không phù hợp thực tiễn
作者:Ngoại Hạng Anh 来源:Nhà cái uy tín 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-24 22:02:05 评论数:
trong đó giao các bộ và các cơ quan liên quan rà soát Luật Đầu tư công để đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định trong quản lý đầu tư theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy mạnh phân cấp, đổi mới phương thức quản lý từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được giao, Bộ Tài chính đã chỉ rõ nhiều bất cập dẫn đến khó khăn trong quá trình triển khai Luật Đầu tư công.
Theo đánh giá của Bộ Tài chính, thực tế sau một năm thực hiện Luật Đầu tư công đã cho thấy có nhiều vướng mắc. Trong đó có quy định, nguồn vốn đầu tư công, mà cụ thể là vốn tín dụng đầu tư của nhà nước và vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước (NSNN). Vì vậy, Bộ Tài chính đã kiến nghị, không nên quy định hai nguồn vốn trên thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đầu tư công.
Đầu tư công không nên dùng vốn tín dụng
Đại diện Vụ Đầu tư (Bộ Tài chính) cho biết, tại Mục 21. Điều 4 của Luật Đầu tư công quy định: “Nguồn vốn đầu tư công gồm có vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối NSNN....”; và tại Khoản 6 của Nghị định số 77/2015/NĐ-CP (NĐ77) của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm quy định: “Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là các khoản vốn do Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) cho vay để đầu tư các dự án thuộc đối tượng vay vốn tín dụng đầu tư và tín dụng chính sách xã hội”.
Những quy định này theo đại diện Vụ Đầu tư là không phù hợp trong quá trình thực thi các dự án đầu tư. Bởi, thực tế chi cho đầu tư công là chi cho những dự án không thu hồi vốn, không có mục đích lợi nhuận. Còn vốn tín dụng là vốn vay và phải thu hồi vốn. Nói cách khác, vốn tín dụng là vốn vay có mục đích kinh doanh. “Mục đích sử dụng của nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối NSNN là khác nhau. Nhưng trong Luật Đầu tư công quy định hai nguồn vốn này giống nhau, như vậy không phù hợp”, đại diện Vụ Đầu tư nhấn mạnh.
Theo phân tích của Vụ Đầu tư - Bộ Tài chính, qua quá trình rà soát Luật cho thấy, theo Điều 5 Luật Đầu tư công, lĩnh vực đầu tư công bao gồm: Đầu tư chương trình, dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; đầu tư phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp; đầu tư và hỗ trợ hoạt động cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích; đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư. Trong khi đó, NHCSXH là tổ chức tín dụng của Nhà nước hoạt động nhằm phục vụ mục tiêu giảm nghèo và an sinh xã hội. Đối tượng vay vốn tại NHCSXH là người nghèo và các đối tượng chính sách khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ định. Mục đích sử dụng vốn vay là để phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo, ổn định xã hội.
Vì vậy, lĩnh vực hoạt động của NHCSXH không thuộc lĩnh vực đầu tư công (theo quy định của Điều 5 Luật Đầu tư công). Do đó, Bộ Tài chính kiến nghị không quy định nguồn vốn tín dụng vay từ NHCSXH thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đầu tư công. Bởi nếu quy định nguồn vốn này thuộc đối tượng phạm vi điều chỉnh của Luật Đầu tư công, thì việc quản lý sử dụng nguồn vốn này sẽ không thực hiện được.
Tăng chủ động sử dụng nguồn thu để lại
Song song với sự điều chỉnh về vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước, Bộ Tài chính cũng đề xuất không quy định nguồn vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư, nhưng chưa đưa vào cân đối NSNN theo Luật Đầu tư công. Việc đề xuất này của Bộ Tài chính là để tăng tính chủ động cho các đơn vị trong việc sử dụng nguồn thu để lại, đồng thời tránh bất cập với các quy định pháp luật khác.
Cụ thể, Bộ Tài chính lý giải, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối NSNN bao gồm: Nguồn thu của đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) để lại cho đầu tư, và nguồn thu của tổ chức tài chính, bảo hiểm xã hội được trích lại để đầu tư dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của bộ, ngành trung ương và địa phương.
Như vậy, đối với nguồn thu của ĐVSNCL để lại cho đầu tư, tại Điểm d, Khoản 7, Điều 3 của NĐ77 nêu rõ: Nguồn của
ĐVSNCL để lại cho đầu tư thuộc nguồn vốn đầu tư công. Nhưng theo Bộ Tài chính, việc xác định nguồn thu của ĐVSNCL để lại cho đầu tư chưa được hướng dẫn cụ thể là những nguồn nào, bao gồm nhiều nguồn thu để lại cho đầu tư do các đơn vị thực hiện tự chủ theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP. Mặt khác, nhiều ĐVSNCL được thực hiện theo quy định về cơ chế tài chính khoán, nên nếu quản lý theo quy định của Luật Đầu tư công và NĐ77 sẽ không thể thực hiện được, đồng thời không phù hợp với các quy định pháp luật khác.
Cùng với đó, đối với nguồn thu của tổ chức tài chính, bảo hiểm xã hội được trích lại để đầu tư dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của bộ, ngành trung ương và địa phương, các đơn vị này hoạt động trên cơ sở các quy định được Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ cho phép. Do đó, hoạt động đầu tư tại các đơn vị này đã có các quy định pháp luật đặc thù điều chỉnh, nếu lại thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đầu tư công thì sẽ dẫn đến sự chồng chéo vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Giải thích thêm lý do đề xuất này của Bộ Tài chính, đại diện Vụ Đầu tư cho biết, đối với nguồn thu để lại cho đầu tư, các đơn vị thực hiện theo nguyên tắc: Thu được nhưng phải nộp vào ngân sách rồi mới chi. Tuy nhiên, vấn đề vướng mắc là nguồn thu này còn phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh của đơn vị, nên việc lập kế hoạch và xác định được kế hoạch nguồn thu để lại một cách tương đối chính xác là rất khó. Trong khi đó, Luật Đầu tư công quy định đưa nguồn vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư vào trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm là rất bất cập. “Nếu đơn vị lập quá lên thì sai, ít hơn thì khó điều chỉnh kế hoạch”, đại diện này nói.
Nam Khánh