发布时间:2025-01-12 02:47:07 来源:88Point 作者:Cúp C2
Không phải điều kiện lý tưởng
Phát biểu tại Hội thảo, bà Nguyễn Thu Hương, Quản lý cấp cao của tổ chức Oxfam cho biết, Theo báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu của Diễn đàn kinh tế thế giới (2017-2018), 85% các nhà đầu tư ở Việt Nam khi được hỏi khẳng định các chính sách ưu đãi thuế là không cần thiết. Thay vào đó, ba yếu tố quan trọng nhất được công ty lựa chọn là cơ sở hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực và ổn định xã hội. Theo kinh nghiệm quốc tế, thành công của các đặc khu hầu hết phụ thuộc vào vị trí, môi trường đầu tư, tính liêm chính, minh bạch và hiệu quả của bộ máy hành chính.
Đánh giá về các chính sách ưu đãi thuế trong Dự thảo Luật Khu hành chính kinh tế đặc biệt (Luật Đặc khu), đại diện Oxfam cho rằng các chính sách ưu đãi thuế trong dự thảo Luật là không cần thiết. Các lĩnh vực ưu đãi không có gì mới so với các luật khác, ngành công nghiệp được đề xuất ưu tiên gần như trùng lặp với các ngành ưu tiên của các Khu công nghệ cao và Khu kinh tế đã được ưu đãi trong các luật khác.
Trong khi ba ngành mới là casino, nghỉ dưỡng, bất động sản thì vốn đã thu hút sẵn đầu tư khi chưa có Luật đặc khu. Còn nếu miễn thuế trong ngắn hạn cho lĩnh vực nghiên cứu phát triển, doanh nghiệp khởi nghiệp và các trung tâm nghiên cứu sáng tạo có thể không mang lại nhiều lợi ích cho nhà đầu tư do kết quả kinh doanh không ổn định.
Đáng chú ý, theo Oxfam, các ưu đãi thuế trong dự thảo có nguy cơ sẽ tạo ra vùng "trũng" cho doanh nghiệp né thuế thông qua chuyển lợi nhuận. “Các nước đang phát triển, bao gồm Việt Nam thất thu 100 tỷ đô la/năm do các hoạt động tránh thuế của các tập đoàn đa quốc gia.
Chúng tôi lo ngại Dự thảo Luật sẽ tạo ra một “vùng trũng” về thuế ngay trong chính Việt Nam, không chỉ tạo điều kiện cho doanh nghiệp đa quốc gia chuyển giá, mà chính các doanh nghiệp Việt Nam có thể né thuế bằng cách chuyển lợi nhuận từ doanh nghiệp nằm ngoài đặc khu sang các doanh nghiệp trong đặc khu”, bà Nguyễn Thu Hương lo ngại.
Cần xem xét kĩ lưỡng
Chia sẻ quan điểm tại Hội thảo, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng ưu đãi về thuế không nên là ưu tiên hàng đầu tại các đặc khu kinh tế. “Đặc khu kinh tế là một phòng thí nghiệm về thể chế. Chúng ta đưa ra thể chế mới là thể chế gì, nhất là trong điều kiện đang cải thiện mạnh mẽ về thể chế để đảm bảo tương ứng với các cam kết hội nhập mà Việt Nam tham gia…
Việt Nam rất cần thể nghiệm đặc khu kinh tế ở cái đó, chứ không phải đưa ra hàng loạt ưu đãi. Ưu đãi chúng ta đã làm rồi, trước chúng ta đã ưu đãi rộng rãi, nay tập trung vào 3 đặc khu đó, tôi không tin là sẽ thành công”, theo bà Phạm Chi Lan.
Còn theo PGS. TS Đinh Trọng Thịnh, Trưởng Bộ môn Quản trị Tài chính quốc tế, Học viện Tài chính, hầu hết các quốc gia đã bỏ thuế ưu đãi doanh nghiệp mà tạo ra cơ chế thông thoáng về tiếp cận nguồn vốn, môi trường đầu tư, sự hoàn chỉnh của hệ thống luật pháp…
Ông Đinh Trọng Thịnh cũng nhấn mạnh: “Trong 30 năm thu hút đầu tư, Việt Nam chưa có một đánh giá đầy đủ về ưu đãi thuế đã đưa ra tạo được lực hút như thế nào. Giờ ở các đặc khu, chúng ta lại có ưu đãi thuế lớn hơn so với các doanh nghiệp FDI. Điều này có nên hay ko? Chúng ta nên thận trọng từ khi xem xét về luật đặc khu kinh tế để có sự hoàn chỉnh, đồng bộ đối với hoạt động của đặc khu trong tương lai. Những đặc khu phải trở thành động lực kinh tế lớn trong vài chục năm chứ không phải 2, 3 năm”.
相关文章
随便看看