【keo.hâci】WTO cảnh báo căng thẳng Nga
Bên trong cơ sở cung cấp khí đốt Bovanenkovo trên bán đảo Yamal,ảnhbáocăngthẳkeo.hâci Nga. |
Trong phân tích đầu tiên về tác động của căng thẳng Nga-Ukraine được Ban Thư ký WTO đưa ra trước khi công bố dự báo thương mại thế giới toàn cầu, tổ chức này nhận định cuộc xung đột đã "giáng một đòn mạnh" vào nền kinh tế toàn cầu.
Dựa trên mô hình mô phỏng kinh tế toàn cầu, WTO dự báo căng thẳng Nga-Ukraine có thể khiến tăng trưởng GDP giảm 0,7-1,3% xuống còn 3,1% - 3,75% trong năm 2022.
Tổ chức này cũng dự báo tăng trưởng thương mại toàn cầu năm nay có thể giảm gần 50% của mức dự báo 4,7% hồi tháng 10 năm ngoái xuống còn khoảng 2,4 - 3%.
Ban Thư ký WTO cũng cho biết xung đột đã đẩy giá lương thực và năng lượng lên cao, đồng thời làm giảm khả năng cung cấp hàng hóa xuất khẩu của Nga và Ukraine.
Cả Nga và Ukraine đều là những nhà cung cấp quan trọng các sản phẩm thiết yếu, đặc biệt là thực phẩm và năng lượng. Hai nước cung cấp khoảng 25% lúa mì, 15% lúa mạch và 45% sản phẩm hướng dương xuất khẩu trên toàn cầu vào năm 2019.
Riêng Nga đã chiếm 9,4% thương mại nhiên liệu thế giới, bao gồm 20% thị phần xuất khẩu khí đốt tự nhiên.
WTO nhấn mạnh, Nga là một trong những nhà cung cấp palladium và rhodium toàn cầu, là những nguyên tố quan trọng trong sản xuất bộ chuyển đổi xúc tác cho ôtô.
Trong khi đó, sản xuất chất bán dẫn phụ thuộc đáng kể vào khí neon do Ukraine cung cấp. Sự gián đoạn nguồn cung các nguyên liệu này có thể ảnh hưởng đến các nhà sản xuất ô tô vào thời điểm ngành công nghiệp này đang phục hồi sau tình trạng thiếu hụt chất bán dẫn.
Cũng theo phân tích, châu Âu, điểm đến chính của cả hàng xuất khẩu từ Nga và Ukraine, có thể sẽ phải hứng chịu tác động kinh tế. Gián đoạn trong vận chuyển các lô hàng ngũ cốc và thực phẩm khác cũng sẽ làm tăng giá nông sản.
Châu Phi và Trung Đông là những khu vực dễ bị tổn thương nhất, vì hai khu vực này nhập khẩu hơn 50% nhu cầu ngũ cốc từ Ukraine và/hoặc Nga.
Tổng cộng có 35 quốc gia ở châu Phi nhập khẩu lương thực và 22 quốc gia nhập khẩu phân bón từ Ukraine, Nga hoặc từ cả hai nước.
Trong khi đó, một số quốc gia ở Nam Sahara của châu Phi cũng đang phải đối mặt với nguy cơ giá lúa mì tăng cao tới 50 - 85% do tác động của cuộc khủng hoảng đối với các lô hàng ngũ cốc.
Do đó, WTO cảnh báo cuộc khủng hoảng hiện nay có khả năng làm trầm trọng thêm tình trạng mất an ninh lương thực quốc tế vào thời điểm mà giá lương thực đã ở mức cao trong lịch sử do đại dịch COVID-19 và các yếu tố khác.
Về dài hạn, WTO cảnh báo cuộc xung đột Nga-Ukraine thậm chí có thể châm ngòi cho việc phân rã nền kinh tế toàn cầu thành các khối riêng biệt.
Các biện pháp trừng phạt có thể khiến các nền kinh tế lớn tiến tới "chia tách" dựa trên các cân nhắc địa chính trị, với mục tiêu đạt được khả năng tự cung tự cấp nhiều hơn trong sản xuất và thương mại. Các tổ chức tư nhân cũng có thể quyết định giảm thiểu rủi ro bằng cách định hướng lại chuỗi cung ứng.
WTO cảnh báo rằng thiệt hại đối với thu nhập từ sự phát triển theo chiều hướng như vậy "sẽ rất nghiêm trọng, đặc biệt là đối với các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển".
Ở cấp độ toàn cầu, xu hướng này có thể làm giảm khoảng 5% GDP trong dài hạn thông qua việc hạn chế cạnh tranh và kìm hãm sự đổi mới, dẫn tới việc GDP có thể sụt giảm nghiêm trọng hơn./.
(责任编辑:La liga)
- ·Ô tô tông sập lan can rồi lao xuống sông Đồng Nai
- ·Bảo hộ chỉ dẫn địa lý 'Văn Chấn' cho sản phẩm ba ba gai thương phẩm
- ·Lợi ích của ISO 14001 khi áp dụng tại doanh nghiệp
- ·Xây dựng hình ảnh khách sạn xanh nhờ áp dụng ISO 14001:2015 tại Công ty Cổ phần Quốc tế Hoàng Gia
- ·Xóa bỏ lo ngại bộ nhớ luôn đầy của iPhone
- ·Vì sao Tổng công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp Becamex bị phạt và phải nộp 57 tỷ đồng?
- ·Công nghệ blockchain giúp phát hiện nhanh thuốc giả trong chuỗi cung ứng
- ·Giải pháp đo lường mới tại nhà máy sản xuất sản phẩm ống dẫn
- ·Bắt thanh niên dùng xăng đốt ô tô người khác để giải tỏa tâm lý
- ·Chuyển đổi số trong truy xuất nguồn gốc trở thành nhu cầu cấp bách của hội nhập
- ·Google chi 1 tỷ USD cho Apple để làm công cụ tìm kiếm mặc định
- ·Vòng thông minh cảm biến đeo trên người có thể phát hiện COVID
- ·Yêu cầu phương tiện sản xuất sau năm 2027 có công nghệ phát hiện tài xế say rượu
- ·Lại xuất hiện website giả mạo thương hiệu Tập đoàn Điện lực Việt Nam
- ·Cuộn thép nặng 20 tấn đè sập cabin xe container giữa giao lộ TP.HCM
- ·Lần đầu tiên ra mắt hệ thống kết nối không dây não bộ con người và máy tính
- ·Vì sao LOTTE Mart Việt Nam ngưng hoạt động một siêu thị tại Hà Nội?
- ·Thủ thuật sử dụng các ứng dụng nghe nhạc trên YouTube khi tắt màn hình
- ·Nổ lớn tại hầm chung cư ở Bình Dương, nguyên nhân từ bóng đèn
- ·Công nghệ AI làm giả giọng nói người như thật gây tranh cãi