游客发表

【kết quả cúp quốc gia đan mạch】Chính sách tài khóa nâng đỡ tăng trưởng kinh tế

发帖时间:2025-01-12 04:05:13

Chính sách tài khóa nâng đỡ tăng trưởng kinh tế
Nguồn: Bộ Tài chính. Đồ họa: Phương Anh

Nhiều điểm sáng trong điều hành tài chính - ngân sách

Báo cáo mới đây trước Quốc hội, Chính phủ đánh giá, lĩnh vực tài chính, kỷ luật tài chính - ngân sách nhà nước (NSNN) được tăng cường, bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, nhất là đối với thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số; triệt để tiết kiệm chi thường xuyên; kiểm soát chặt chẽ bội chi, nợ công, nợ chính phủ, nợ ngoài quốc gia trong giới hạn cho phép của Quốc hội.

Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được đẩy mạnh và đạt được nhiều kết quả tích cực. Riêng trong công tác quản lý, sử dụng NSNN và các nguồn vốn nhà nước khác đã tiết kiệm được trên 350 nghìn tỷ đồng trong giai đoạn 2016-2021. Ngành Tài chính chủ động xây dựng các kịch bản, giải pháp điều hành giá phù hợp, sát thực tiễn, góp phần kiểm soát lạm phát.

Nhiều đại biểu Quốc hội đã đánh giá cao công tác điều hành tài chính - ngân sách trong bối cảnh khó khăn. Nửa nhiệm kỳ đã qua, đất nước đã vượt qua nhiều sóng gió, thách thức và đang sẵn sàng bước vào giai đoạn phát triển mới. Kết quả đó có sự đóng góp rất quan trọng của công tác quản trị ngân sách và thực thi chính sách tài khóa.

Trong hoàn cảnh khó khăn, dịch bệnh, các kế hoạch tài chính, ngân sách trung hạn và hàng năm đều được triển khai thực hiện đạt và vượt kế hoạch; đảm bảo các nhu cầu chi định kỳ và đột xuất. Bội chi thấp hơn dự toán. Nợ công, nợ chính phủ nằm trong giới hạn an toàn. Dư địa cho chính sách tài khóa được triển khai tích cực, hiệu quả…

Đặc biệt, trong khó khăn, Bộ Tài chính đã thực hiện kịp thời, hiệu quả nhiều chính sách miễn giảm, gia hạn thuế, phí, tiền thuê đất để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. Cụ thể, năm 2022 đã miễn thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường và một số khoản thuế, phí, lệ phí khác trên 60,5 nghìn tỷ đồng; gia hạn thời gian nộp các loại thuế, tiền thuê đất trên 114,5 nghìn tỷ đồng. Năm 2023, tiếp tục thực hiện các chính sách miễn, giảm, gia hạn một số loại thuế, phí, tiền thuê đất; đến tháng 10 đã miễn giảm 60.547 tỷ đồng, dự kiến cả năm sẽ miễn, giảm 79 nghìn tỷ đồng; gia hạn 121 nghìn tỷ đồng.

Chính sách tài khóa nâng đỡ tăng trưởng kinh tế
Nguồn: Bộ Tài chính Đồ họa: Phương Anh

“Sức khỏe” doanh nghiệp tốt, nguồn thu bền vững hơn

Một trong những điểm sáng được Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nhắc đến đó chính là thành công trong quản lý nợ công. Nợ công và nợ chính phủ bảo lãnh vẫn ở mức bền vững, ổn định quanh khoảng 36% GDP trong năm 2023 trước khi giảm xuống khoảng 34,4% vào năm 2025, thấp hơn nhiều so với ngưỡng 60% được Quốc hội đề ra và vẫn ở mức bền vững.

Thể hiện rõ sự đồng hành với doanh nghiệp của Chính phủ

Bên cạnh tác động về mặt kinh tế, qua việc được thụ hưởng chính sách giãn hoãn thuế từ chính sách của Chính phủ, các doanh nghiệp được động viên rất lớn về cả vật chất và tinh thần. Điều này thể hiện rất rõ sự đồng hành với doanh nghiệp của Chính phủ, Bộ Tài chính.

Đáng chú ý, việc đảm bảo nguồn lực cho cải cách tiền lương cũng là một trong những điểm sáng trong điều hành thời gian qua. Bộ Tài chính đã tham mưu cho Chính phủ và đã có tích lũy được 560 nghìn tỷ đồng để đảm bảo triển khai Nghị quyết 27-NQ/TW từ ngày 1/7/2024. Cải cách tiền lương đến năm 2026 sẽ đảm bảo được trong nguồn đã tích lũy này.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, bắt đầu từ năm 2026 thì nguồn phải được bố trí vào trong dự toán của ngân sách và phải tăng cường điều hành chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, thúc đẩy cho nền kinh tế phát triển. Nhờ vượt thu ngân sách, sẽ có nguồn lực để bố trí cho chi cải cách tiền lương một cách bền vững. Thế cho nên, cái gốc vẫn là đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bền vững và tăng được thu ngân sách thì sẽ có tích lũy để trả nợ, để thực hiện cải cách tiền lương.

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, mặc dù năm nay, Chính phủ đã giảm thuế và miễn giảm tiền thuê đất cho người dân và doanh nghiệp, nhưng thu ngân sách vẫn đảm bảo tiến độ dự toán. Điều này thể hiện việc quản lý, điều hành chính sách tài khóa của Chính phủ được thực hiện linh hoạt, hiệu quả.

Thu NSNN đến nay đã bền vững hơn. Nguồn thu hiện nay chủ yếu dựa trên năng lực của nền kinh tế, có nghĩa là thu nội địa, thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh đã chiếm phần lớn trong tổng thu ngân sách, trong bối cảnh thu từ thuế xuất nhập khẩu và thu từ dầu thô giảm.

Bộ trưởng nhấn mạnh, để đảm bảo cho các nguồn thu một cách bền vững, phải tăng được tổng cầu của nền kinh tế. Điều đó có nghĩa là phải hoàn thiện các cơ chế, chính sách, hoàn thiện pháp luật và thúc đẩy vấn đề thu hút đầu tư để đầu tư tư nhân, đầu tư ngoài NSNN. Đồng thời, tổng cầu tăng thông qua đầu tư công, giải ngân nguồn đầu tư công cũng như tăng tiêu dùng và tăng xuất nhập khẩu, tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp phát triển. Khi “sức khỏe” của doanh nghiệp tốt, thì có nghĩa là năng lực của nền kinh tế tốt, nguồn thu của đất nước sẽ bền vững.

Theo chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh, nhìn lại việc triển khai giãn, hoãn thuế thời gian qua cho thấy, các chính sách miễn, giảm, giãn nhiều khoản thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất đã có tác động khá mạnh tới tình hình doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Bên cạnh tác động về mặt kinh tế, qua việc được thụ hưởng chính sách giãn hoãn thuế từ chính sách của Chính phủ, các doanh nghiệp được động viên rất lớn về cả vật chất và tinh thần. Điều này thể hiện rất rõ sự đồng hành với doanh nghiệp của Chính phủ, Bộ Tài chính./.

Không chỉ trông chờ vào các chính sách tài khóa

Tại nghị trường trong các phiên thảo luận về kinh tế - xã hội và NSNN, nhiều đại biểu đánh giá cao việc điều hành chính sách tài khóa hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.

Việc tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp về chính sách tài chính thời gian qua đã có tác động tích cực trong việc hỗ trợ doanh nghiệp và người dân ổn định sản xuất kinh doanh. Đời sống của người dân được trở lại bình thường, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế.

Đáng lưu ý, công tác quản trị ngân sách và thực thi chính sách tài khóa đóng vai trò quan trọng trong nửa nhiệm kỳ qua. Trong hoàn cảnh khó khăn, dịch bệnh, các kế hoạch tài chính, ngân sách trung hạn và hàng năm đều được triển khai thực hiện đạt và vượt kế hoạch; đảm bảo các nhu cầu chi định kỳ và đột xuất; bội chi thấp hơn dự toán. Nợ công, nợ chính phủ nằm trong giới hạn an toàn. Đây chính là những dư địa cho việc triển khai các giải pháp về tài khóa hỗ trợ doanh nghiệp, nâng đỡ cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

Trả lời phỏng vấn TBTCVN, một số đại biểu Quốc hội cho rằng, thời gian tới, cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ, linh hoạt các chính sách tài khóa, tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác.

Vừa qua, chúng ta đã triển khai tích cực nhiều giải pháp về tài khóa thông qua việc miễn, giảm, giãn thuế, phí. Tuy nhiên, chúng ta không chỉ trông chờ vào các giải pháp tài khóa, mà cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp; trong đó cần phát huy hơn nữa chính sách tiền tệ, thực hiện gỡ khó về vốn cho doanh nghiệp là giải pháp căn cơ.

Cùng với đó, ngành Tài chính tiếp tục thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công các chương trình mục tiêu quốc gia, tập trung triển khai kế hoạch vốn đầu tư công và các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, phát huy vai trò vốn “mồi”, để đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư nhân, kích thích kinh tế.

    热门排行

    友情链接