Thông tin được ông Nguyễn Văn Phương,ừaThiêbet bóng đá Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết.
Trong đó, tỉnh đề nghị UBND các huyện Phú Vang, Phú Lộc rà soát hồ sơ của các cơ sở đông lạnh để chi trả cho những cơ sở đủ điều kiện, nhất là đối với các cơ sở đông lạnh có số lượng hải sản tiêu hủy đã xác định rõ ràng. Các sở, ngành liên quan chủ động triển khai các chính sách hỗ trợ theo Quyết định 12/QĐ-TTg thuộc lĩnh vực quản lý và được phân công thực hiện. Sở Tài chính cần cân đối nguồn ngân sách và tham mưu UBND tỉnh thực hiện các chính sách hỗ trợ sản xuất đảm bảo đúng thời gian quy định, nhất là chính sách hỗ trợ vốn ưu đãi đóng tàu đánh bắt xa bờ…
Trước khi triển khai bồi thường thiệt hại đợt 2, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế yêu cầu các huyện, thị xã ven biển tích cực giải quyết dứt điểm việc chi trả tiền tạm cấp đợt 1 và các hồ sơ cụ thể làm cơ sở cho việc chốt danh sách thiệt hại cuối cùng (không kể các đối tượng kê khai bổ sung theo Công văn số 9723/BNN-TCTS của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) để tiếp tục chi trả nguồn kinh phí bồi thường thiệt hại tiếp theo.
Tính đến ngày 15/2, các địa phương trong vùng bị ảnh hưởng sự cố môi trường biển của tỉnh Thừa Thiên - Huế đã chi trả tiền bồi thường thiệt hại sự cố môi trường biển theo Quyết định 1880/QĐ-TTg ngày 29/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ cho 18.114/19.900 đối tượng được phê duyệt với gần 322 tỷ đồng, chiếm 80,36% tổng kinh phí tạm cấp đợt 1 (400 tỷ đồng). Trong đó, huyện Phong Điền đã chi trả gần 29 tỷ đồng cho 2.046 đối tượng; Quảng Điền hơn 25 tỷ đồng, 1.329 đối tượng; Phú Vang hơn 129 tỷ đồng, 7.031 đối tượng; Phú Lộc hơn 126 tỷ đồng, 6.156 đối tượng và thị xã Hương Trà hơn 19 tỷ đồng, 1.552 đối tượng.
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thừa Thiên - Huế Nguyễn Đình Đức cho biết, hầu hết ngư dân sử dụng tiền đền bù đúng mục đích, đầu tư nâng cấp, mua sắm ngư lưới cụ để đánh bắt trên biển có hiệu quả. Ở các xã: Phú Thuận, Phú Hải, thị trấn Thuận An (huyện Phú Vang), hay Lộc Trì, Lăng Cô (huyện Phú Lộc), hầu hết ngư dân sau khi nhận tiền bồi thường đã đầu tư mua sắm, nâng cấp lưới cụ, sửa chữa tàu. Chuyến biển sau Tết vừa rồi, nhiều tàu đã vươn khơi xa hơn, từ 50 hải lý trở ra, thu về từ 5 đến 10 tấn cá/tàu.
Ông Phan Tước ở thị trấn Thuận An (huyện Phú Vang) có 3 chiếc tàu xa bờ, trong đó hai chiếc công suất 535CV và 563CV bị thiệt hại lớn do sự cố môi trường biển, được bồi thường khoảng 440 triệu đồng. Sau khi nhận tiền bồi thường đợt 1, một phần chi trả cho các lao động trên thuyền, số còn lại ông đầu tư sửa chữa tàu, nâng cấp ngư cụ, mua sắm lưới rê và thiết bị ngư cụ câu cá ngừ thí điểm, cộng với chi phí xăng dầu cho các chuyến biển. Chuyến đánh bắt sau Tết Đinh Dậu vừa qua, tuy chỉ kéo dài 3 ngày, nhưng ông thu được 5 tấn cá, trong đó 0,5 tấn cá ngừ, doanh thu 150 triệu đồng.
Chủ tàu Trần Vẹn ở xã Lộc Trì (huyện Phú Lộc) cho biết, nhận được tiền bồi thường, ông sửa chữa lại tàu, ngư cụ hết 100 triệu đồng, một phần ông mua 5.000 lít xăng để dự trữ cho các chuyến biển. Sắp đến, nếu nhận tiền đợt 2, ông sẽ đầu tư mở rộng quy mô lưới và mua sắm thêm thiết bị câu cá ngừ đại dương để nâng cao năng lực và hiệu quả đánh bắt trên biển.../.
Theo TTXVN