【ti so cup c2】Bài 3: Tính pháp lý của tiền ảo, tài sản ảo dưới góc độ pháp luật Việt Nam
Bất kỳ một loại tiền tệ nào được đảm bảo bởi một đơn vị phát hành cho dù đó là chính phủ các nước hay các tổ chức ngân hàng,àiTínhpháplýcủatiềnảotàisảnảodướigócđộphápluậtViệti so cup c2 tổ chức kinh tế đều được xem là tiền tệ tập trung. Tính tập trung của loại tiền này được thể hiện ở chỗ nếu đơn vị phát hành bị phá sản thì đồng tiền đó mất giá trị. Chúng ta có thể thấy sự phá sản của chính phủ Zimbabwe vào những năm 2008 đã khiến cho đồng tiền của họ gần như không còn giá trị. Để đảm bảo cho giá trị của đồng tiền phát hành luôn giữ một giá trị ổn định, hầu hết các chính phủ hoặc những tổ chức phát hành tiền thường sử dụng phương thức neo đồng tiền của mình bằng một bản giá trị vật chất, phi tập trung khác ví dụ như vàng chẳng hạn. Vì vậy từ cổ xưa đến nay, vàng với lý tính của nó đã được coi là một loại tiền tệ vật chất phi tập trung có giá trị toàn cầu.
Từ lý luận trên, nếu một loại thông tin điện tử quý hiếm như tiền ảo, tiền mã hóa, tài sản ảo tồn tại trên không gian mạng cũng hoàn toàn có thể trở nên có giá trị toàn cầu, không phụ thuộc vào sự thừa nhận hay bảo đảm của một đơn vị phát hành giống như vàng vậy. Vậy tiền ảo, tài sản ảo, tài sản mã hóa.. có quý hiếm như vàng không? Câu trả lời là nó rất quý hiếm ở chỗ nó không hề dễ kiếm, mà cần phải sử dụng sức mạnh điện toán và năng lượng điện để tìm. Bên cạnh đó, còn tồn tại những loại tiền mã hóa như bằng chứng cổ phần sở hữu giá trị kinh tế thông qua việc nắm quyền định đoạt đối với các giao dịch khác hoặc cổ phần ưu đãi biểu quyết. Điều đó có thể thấy, tiền mã hóa, tài sản mã hóa có giá trị kinh tế, được giao dịch.
Dựa trên quy định của Bộ luật Dân sự 2015 thì nó hoàn toàn đáp ứng yêu cầu trở thành tài sản bởi các căn cứ sau:
Theo Điều 105 Bộ Luật dân sự 2015 thì: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”.
Cũng theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì vật là đối tượng của thế giới vật chất đáp ứng được nhu cầu của con người, vật với tính chất là tài sản phải nằm trong sự chiếm hữu của con người, có đặc trưng giá trị và trở thành đối tượng của giao lưu dân sự. Như vậy, có thể thấy tiền mã hóa, tiền ảo, tài sản ảo là chuỗi những ký tự quý hiếm, có giá trị kinh tế, được giao dịch. Với những thuộc tính ấy, rõ ràng tiền ảo, tài sản ảo, tài sản mã hóa hoàn toàn có thể được công nhận là tài sản theo Điều 105 của Bộ luật dân sự.
Câu hỏi đặt ra tiếp là, tiền ảo, tiền mã hóa... có trở thành đơn vị tiền tệ hay không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể được, bởi theo lý luận chung thì tiền là vật ngang giá, do chính phủ hoặc tổ chức phát hành để trao đổi hàng hóa, dịch vụ, được cộng đồng chấp nhận và được đảm bảo bởi các giá trị tài sản khác. Như những bài trước chúng tôi đã đề cập, tiền ảo, tiền mã hóa là một dạng thông tin đặc biệt, có giá trị kinh tế, nó được tạo ra bởi một hệ thống máy tính, gần như không thể bị phá hủy (nó chỉ bị phá hủy khi hệ thống internet toàn cầu biến mất hoàn toàn) được sử dụng như một phương thức lưu trữ có giá trị và có thể giao dịch được. Trên thực tế nó đã trở thành một phương tiện dùng để giao dịch, thanh toán hoặc một phương thức đầu cơ, bất luận luật pháp của từng nước có thừa nhận hay không.
Cần xây dựng khung pháp lý về tài sản ảo, tiền ảoMới đây, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái có ý kiến chỉ đạo các bộ: Tài chính, Tư pháp, Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với việc xây dựng khung pháp lý về tài sản ảo, tiền ảo. Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì làm việc, trao đổi thống nhất với Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan để xác định cụ thể các văn bản quy phạm pháp luật cần sửa đổi, bổ sung, ban hành mới gắn với cơ quan chủ trì và thời gian thực hiện cụ thể nhằm hoàn thiện khung khổ pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền ảo, tài sản mã hóa, tiền mã hóa. Trong Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 được phê duyệt ngày 15/6/2021, Thủ tướng Chính phủ đã giao Ngân hàng Nhà nước chủ trì nghiên cứu, xây dựng và thí điểm sử dụng tiền ảo dựa trên công nghệ chuỗi khối (blockchain), với thời gian thực hiện là năm 2021-2023. |