Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Izvestia hôm 9/11,ọacắtđứtquanhệngoạigiaovớiMỹnhận định bóng đá australia hôm nay ông Ryabkov lưu ý, bất kỳ bước đi nào của Mỹ làm leo thang xung đột Nga - Ukraine đều có thể dẫn đến sự rạn nứt quan hệ Moscow - Washington.
Hồi tháng 6, Thứ trưởng Ngoại giao Nga từng cảnh báo, thái độ “ngày càng hiếu chiến” của Mỹ đối với xứ sở bạch dương đang khiến bất kỳ liên hệ ngoại giao nào trong thực tế “bất khả thi”. Khi được yêu cầu làm rõ quan điểm này, ông Ryabkov nói với Izvestia rằng, dù không có kịch bản nào khiến Nga “tự động” cắt đứt quan hệ với phương Tây nhưng Moscow chắc chắn đang cân nhắc phương án này.
Trước câu hỏi hành động nào của Mỹ có thể khiến Nga hạ cấp hơn nữa mối quan hệ song phương, ông Ryabkov đề cập đến nỗ lực của Washington nhằm tịch thu tài sản bị phong tỏa của Nga cũng như “các hành động leo thang hơn nữa khiến tình hình ở tiền tuyến Ukraine trở nên tồi tệ hơn”. Quan chức này nhấn mạnh thêm, hiện có “một số âm mưu phương Tây tiếp tục thảo luận” có thể trầm trọng hóa sự đối đầu, ví dụ Kiev suốt nhiều tháng qua đã thúc giục Mỹ và các đồng minh dỡ bỏ lệnh cấm tấn công sâu vào lãnh thổ Nga bằng vũ khí tầm xa do họ cung cấp.
Theo ông Ryabkov, hiện rất khó dự đoán mối quan hệ Mỹ - Nga sẽ thế nào sau khi cựu Tổng thống Cộng hòa Donald Trump tái đắc cử vào Nhà Trắng năm nay. Một số nhà phân tích dự đoán mối quan hệ sẽ tan băng do những cam kết lặp đi lặp lại của ông Trump về việc sẽ chấm dứt nhanh chóng cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Tuy nhiên, ông Ryabkov lưu ý, dù “những lời hứa và tín hiệu” do ông Trump đưa ra “quan trọng”, nhưng Moscow sẽ chờ đợi “các hành động cụ thể” trước khi đưa ra đánh giá về chính sách của tổng thống Mỹ mới đắc cử.
Xung đột Nga - Ukraine diễn biến ra sao nếu Mỹ cấp tên lửa Tomahawk cho Kiev?
Ukraine công khai thừa nhận đã đề nghị Mỹ cung cấp tên lửa tầm xa Tomahawk, song rất ít khả năng Kiev nhận được loại vũ khí có giá trị tương đương với tên lửa Kalibr của Nga.