发布时间:2025-01-25 10:12:46 来源:88Point 作者:Ngoại Hạng Anh
Tết này,ựnnhỏnghĩatnhlớgamba osaka đấu với cerezo nhiều hộ gia đình Khmer nghèo ở xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, mừng vì không còn sử dụng nước sông để sinh hoạt. Đây là một trong những hạng mục thiết thực của dự án hỗ trợ đồng bào Khmer, do những cán bộ từng được tỉnh cử học thạc sĩ ở Australia đi xin tài trợ thực hiện. Dự án phi chính phủ này có nhiều điểm lạ...
Niềm vui của bà con Khmer nghèo ở ấp 10, xã Lương Nghĩa, khi nhận được bồn nhựa chứa nước.
Lấy cái thau chứa đầy gừng đã xắt chuẩn bị làm mứt ăn tết, chị Thị Mỹ, ở ấp 10, xã Lương Nghĩa, vừa rửa, vừa cười, rồi chỉ tay về cái bồn nước nhựa 1.000 lít màu xanh đặt bên hiên nhà, nói: “Nhà tôi đâu có cái gì đáng giá hơn 2 triệu đồng đâu, chỉ có cái bồn nước này thôi. Mừng vì cái bồn nhựa xài lâu lắm, chứ hồi đó đến giờ xài cái lu nhỏ, chứa nước ít, bị bể hoài, khó khăn lắm”. Nhà chị Thị Mỹ năm nay vẫn còn nghèo, chưa có sửa sang nhiều, ai đến chị cũng khoe cái bồn nước, coi như tài sản giá trị của gia đình.
Xã Lương Nghĩa được biết đến là nơi đặc biệt khó khăn của tỉnh Hậu Giang. Còn ấp 10 của xã cũng là nơi nghèo nhất, nhì của tỉnh, đồng bào Khmer nơi đây chiếm gần 70% số hộ dân toàn ấp. Ở đây, thói quen sử dụng nước sông để sinh hoạt, nấu nướng vẫn còn hiện hữu, nhất là thời điểm trời nắng hạn, vì rất ít gia đình có bồn chứa nước lớn. Tuy nhiên, từ giữa năm 2015, thói quen đó đã dần thay đổi, khi những hộ dân ở ấp nghèo này được hỗ trợ bồn nhựa lớn để chứa nước.
Một dự án không nhiều tiền, chỉ gần 320 triệu đồng (không có vốn đối ứng), nhưng tình nghĩa đậm đà. Ngày tổng kết dự án, bà con nô nức tham dự, trong đó có cả những người không được dự án hỗ trợ. Bà Thạch The bộc bạch: “Ai cũng nghèo hết, ai được thì mình mừng cho người đó, chứ không có gì buồn hết”.
Cảm ơn trước tấm lòng của những cán bộ vì dân, bà con người mang nải chuối, người đem con gà đến tặng cho cán bộ để nói hộ sự biết ơn. Ông Danh Tôm nói: “Tôi chỉ biết cảm ơn hà, không biết nói gì hết. Nhìn chú Dinh đi mua từng cái ống nước, rinh từng viên gạch xây nhà vệ sinh mà thấy xúc động”.
Các dự án phi chính phủ, thường sẽ do một tổ chức chủ trì thì dự án này lại do những cá nhân tự lập nhóm và đi… xin. Thạc sĩ Đỗ Văn Dinh, Phó phòng Tổng hợp, Văn phòng Tỉnh ủy, “chủ xị” dự án, chia sẻ rằng, tên của dự án khá dài: “Nâng cao ý thức của cộng đồng người Khmer về bảo vệ môi trường và năng lực thích ứng với xâm nhập mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu tại xã Lương Nghĩa”, nhưng người dân ở ấp 10, xã Lương Nghĩa quen gọi là Dự án Vì người Khmer nghèo. “Sau khi đi du học về, có lần công tác ở xã Lương Nghĩa, thấy bà con đến mùa khô, nước nôi sinh hoạt khó khăn quá, nên mới nghĩ đến chuyện tìm kiếm một sự hỗ trợ từ nguồn vốn phi chính phủ nước ngoài để về giúp đỡ cho bà con quê mình”, anh Dinh bộc bạch.
Trong số 23 dự án được duyệt ở Việt Nam của năm 2014-2015 do Chương trình học bổng Australia Vì sự phát triển Việt Nam tài trợ, chỉ có duy nhất dự án này đem kinh phí về hỗ trợ lại đồng bào Khmer nghèo ở nông thôn. Quy định của chương trình thì mỗi dự án chỉ do 1 cá nhân thực hiện và được hỗ trợ 5.000 đô la Australia, nhưng với số tiền này, khó có thể thực hiện những dự án giúp cho những hộ nghèo nên anh Dinh đã đi tìm “quý nhân” là những người đã từng đi du học ở Australia hợp sức thực hiện. Thạc sĩ Trần Hạnh Hiền, Chi cục phó Chi cục Thủy lợi tỉnh Hậu Giang, thành viên của dự án, nói: “Mỗi người một nơi, không quen biết nhiều, chỉ biết là có đi du học thôi, nhưng chính ý nghĩa giúp cho dân nghèo đã gắn kết chúng tôi lại với nhau. Anh Dinh hay gọi chúng tôi là quý nhân của người nghèo”.
Một dự án nhỏ, nhưng mang tính cộng đồng rõ nét, tổ chức đến 3 hoạt động mang lại lợi ích cho người dân, cùng các học sinh nghèo. Mục tiêu nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân xã Lương Nghĩa đã dần thành hiện thực. Dự án nhỏ, khó có thể giúp được hết những người Khmer nghèo, nhưng những thành viên của dự án hy vọng từ sự thành công của dự án, có thể thu hút thêm những nguồn tài trợ khác.
Tết này, những đồng bào Khmer khó khăn nhất của xã Lương Nghĩa sẽ vui hơn vì có sự hỗ trợ kịp thời, để trong ngày tết, điệu Saravan thêm rộn ràng, thêm mềm mại, dịu dàng hơn khi chào đón một năm mới và vui nhất có lẽ là anh Dinh, chị Hiền và những người thực hiện dự án, những người biết sống vì quê hương mình…
Khi thực hiện dự án, ban đầu nhóm của anh Dinh tính xây dựng một... hồ bơi để giúp những em nhỏ ở xã Lương Nghĩa học bơi trong nguồn nước sạch, nhưng sau khi đi khảo sát về cuộc sống người dân thì nhóm thực hiện đã thay đổi ý tưởng... Dự án do Chương trình học bổng Australia Vì sự phát triển Việt Nam tài trợ. Dự án đã trao 20 bồn nhựa (1.000 lít/bồn), xây 5 nhà vệ sinh, tổ chức hội thi vẽ tranh bảo vệ môi trường cho các em học sinh tiểu học ở xã Lương Nghĩa. Trong 4 cựu du học sinh ở Australia, ngoài anh Dinh và chị Hiền đang công tác ở Hậu Giang, còn 2 cựu du học sinh tham gia dự án là anh Hồ Đức Thậm, làm việc tại Heifer Việt Nam (ở Hậu Giang, Heifer có tài trợ dự án nuôi bò ở huyện Vị Thủy), chị Trần Hoàng Yến, công tác tại Bross and Patners Advocates and Solicitors (Hà Nội). |
Bài, ảnh: HOÀNG NGUYÊN
相关文章
随便看看