Điển hình là nhiều nhiệm vụ khoa học công nghệ thuộc Chương trình Quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm,ókhănđạidịchcầnnângcaonăngsuấtchấtlượtrận pohang hàng hoá của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” (chương trình 712). Hàng trăm doanh nghiệp vẫn được hỗ trợ áp dụng thành công các tiêu chuẩn, các hệ thống quản lý tiên tiến, công cụ cải tiến năng suất chất lượng.
Đó là các tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 về hệ thống quản lý chất lượng, TCVN ISO 22000 Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, TCVN ISO 14001 Hệ thống quản lý môi trường, TCVN ISO 39001 Hệ thống quản lý an toàn giao thông đường bộ, ISO 3834 Hệ thống quản lý chất lượng hàn, TCVN ISO 27001 Hệ thống quản lý an toàn thông tin, TCVN ISO 45001 Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp, TCVN ISO 50001 Hệ thống quản lý năng lượng.
Các tiêu chuẩn về quản lý rừng bền vững (FSC) và chuỗi hành trình sản phẩm (CoC) vào doanh nghiệp trồng rừng kinh tế và chế biến gỗ ở Việt Nam, các tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo tiêu chuẩn TCVN 11041 và tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ Nhật Bản (JAS)… và nhiều công cụ cải tiến năng suất chất lượng.
Giải thưởng Chất lượng Quốc gia là giải thưởng nhằm tôn vinh các doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm, dịch vụ, nhưng bản chất là mô hình kinh doanh xuất sắc/ hoàn hảo cũng vẫn được triển khai.
Thời gian qua dù khó khăn trong đại dịch Covid-19, hàng vạn doanh nghiệp vẫn duy trì các hệ thống quản lý đã xây dựng và áp dụng trước đó. Hàng nghìn doanh nghiệp vẫn tiếp tục xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn, trong đó nổi bật là các tiêu chuẩn ISO 13485 hệ thống QLCL thiết bị, dụng cụ y tế được nhiều doanh nghiệp áp dụng để phục vụ kịp thời cho sản xuất kinh doanh thiết bị, dụng cụ y tế.
Chúng ta có thể điểm thêm các tiêu chuẩn quản lý đã và cần áp dụng nếu các tổ chức, doanh nghiệp mong muốn nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Đó là ISO 15189 Hệ thống quản lý chất lượng phòng thí nghiệm y tế; ISO/TS 16949 Hệ thống quản lý chất lượng cho các tổ chức sản xuất ô tô và phụ tùng; ISO 21001 Hệ thống quản lý giáo dục; ISO 22301 Hệ thống quản lý kinh doanh liên tục; ISO/TS 29001 Hệ thống quản lý chất lượng chuyên ngành dầu khí; ISO 31000 Hệ thống quản lý rủi ro; ISO 37001 Hệ thống quản lý chống hối lộ; ISO 56000 Hệ thống quản lý đổi mới, sáng tạo… Các tiêu chuẩn về các hệ thống quản lý trên đang được áp dụng thành công ở nhiều nước trên thế giới.
Bên cạnh các tiêu chuẩn, thời gian qua nhà nước hỗ trợ hoặc tự thân doanh nghiệp áp dụng nhiều công cụ cải tiến năng suất chất lượng đã giúp nhiều doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn.
Có thể liệt kê một số công cụ phổ biến được áp dụng tại doanh nghiệp trong thời gian qua như 5S, 7 công cụ kiểm soát CL, 7 công cụ mới, Duy trì hiệu suất thiết bị tổng thể (TPM), Hạch toán chi phí dòng nguyên liệu (MFCA), Cân bằng chuyền sản xuất (Heijunka), Chống sai lỗi (Poka Yoke), Chuyển đổi nhanh (Quick Change Over), Nhóm kiểm soát CL (QCC), Lean, 6 sigma, lean 6 sigma, Kaizen, 5S, KPI, 7 lãng phí…
Để tiếp nối Chương trình 712, Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021 – 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyêt (Quyết định 1322/QĐ-TTg ngày 31/8 /2020). Chương trình này đang được triển khai thực hiện. Hàng chục nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp đã được xác định và bắt đầu thực hiện từ năm 2022.
Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyêt Kế hoạch tổng thể nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021 – 2030 (Số: 36/QĐ-TTg ngày 11/01/2021); Đề án “Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” (Quyết định 996/QĐ-TTg ngày 10/8/2018); Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc (đến 2030) (Quyết định 100/QĐ-TTg ngày 19/01/2019).
Theo các Chương trình, đề án, kế hoạch trên, từ nay đến 2030 sẽ có hàng nghìn doanh nghiệp được tiếp tục hỗ trợ, hàng nghìn chuyên gia về năng suất chất lượng được đào tạo đạt chuẩn quốc tế, khu vực.
Với kết quả, hiệu quả thu được từ thực tiễn thời gian qua có thể khẳng định, dù trong bối cảnh nào, việc áp dụng các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế và các công cụ cải tiến năng suất chất lượng đều mang lại lợi ích thiết thực và hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp. Và trong giai đoạn này, giai đoạn khó khăn do Covid-19 gây ra, càng cần triển khai áp dụng.
Theo CL&CS