当前位置:首页 > Thể thao

【bxh bd laliga】Cần tạo doanh nghiệp “đầu tàu" trong nông nghiệp

can tao doanh nghiep dau tauquot trong nong nghiep

Ông đánh giá như thế nào về sự “lấn sân” của các DN FDI trong lĩnh vực nông nghiệp suốt thời gian qua?ầntạodoanhnghiệpđầutàuampquottrongnôngnghiệbxh bd laliga

Trong nông nghiệp, hiện tượng chung là các DN FDI ngày càng trở nên chiếm thế thượng phong về quy mô, vốn, tri thức, khả năng tiếp cận thị trường đầu ra… Các DN này nằm trong một chuỗi mang quy mô toàn cầu. Trong quá trình cạnh tranh trên thị trường toàn cầu, các DN có những đặc điểm đó sẽ lấn lướt các DN tư nhân. Điều này xảy ra tại nhiều nền kinh tế chứ không riêng gì Việt Nam.

Theo ông, đâu là nguyên nhân chính khiến DN nội luôn ở thế yếu trong cuộc cạnh tranh với DN FDI dù chiếm số lượng đông đảo hơn?

Lý do thì khá rõ ràng bởi DN FDI mạnh và có nhiều lợi thế ở hầu hết các mặt. Về phía Việt Nam, trong thời gian mở cửa vừa qua, chúng ta đã thất bại trong việc tạo ra các tập đoàn mang đầy đủ sức mạnh, đủ sức cạnh tranh với DN FDI. Việt Nam không có một khu vực DN tư nhân đủ mạnh, đủ sự tích lũy về vốn, tri thức, trình độ quản lý và cả khả năng thâm nhập vào các chuỗi giá trị toàn cầu... Do vậy, khi bước vào giai đoạn hội nhập kinh tế sâu rộng, DN nội địa mới lúng túng khi bị DN FDI cạnh tranh mạnh mẽ.

Tôi cho rằng, trong phát triển DN hiện vẫn còn sự nhùng nhằng giữa DN Nhà nước và DN tư nhân, chưa có chiến lược cụ thể, rõ ràng. Dù số lượng DN Nhà nước có giảm so với trước, song chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Lẽ ra việc giảm các DN Nhà nước phải làm sớm hơn, từ cách đây 20 năm để giải phóng khu vực tư nhân, không chỉ riêng trong khu vực sản xuất mà là lĩnh vực nông nghiệp nói chung, tạo ra những tập đoàn tư nhân lớn đầu tư vào nông nghiệp, sẵn sàng cho hội nhập. Vì không làm được như vậy nên mới xảy ra tình trạng, trước đây, DN tư nhân bị lấn át bởi DN Nhà nước thì nay lại tiếp tục bị lấn át bởi DN FDI.

Trong bối cảnh Việt Nam đã và đang tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) như hiện nay, ông có cho rằng, trong lĩnh vực nông nghiệp, nếu không có những giải pháp mang tính đột phá thì các DN FDI sẽ ngày càng chiếm lĩnh thị phần hơn nữa, đặt ra càng nhiều nguy cơ đối với sự tồn tại và phát triển của DN nội địa?

Ở thời hội nhập, cạnh tranh trong rất nhiều ngành của Việt Nam nói chung, lĩnh vực nông nghiệp nói riêng cũng giống như chúng ta mở cửa nhà và cho thêm những đối thủ cạnh tranh vào. Trong khi đó, “người nhà” là các DN nội địa, đặc biệt là DN tư nhân chờ đối thủ vào cạnh tranh lại bị "trói tay" sau lưng. Như vậy, đương nhiên chúng ta sẽ bị mất nhà, bị chiếm mất thị phần.

Thời gian gần đây, có một số tập đoàn lớn như Hoàng Anh Gia Lai, TH hay Vingroup… tích cực tham gia đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nhưng vẫn khá muộn. Bởi việc đầu tư không chỉ cần vốn, công nghệ mà còn là kinh nghiệm tích lũy trong cả quá trình. Tuy nhiên, xuất phát muộn hơn không có nghĩa là buông bỏ. Điều quan trọng là phải thay đổi tư duy, tạo điều kiện cho DN tư nhân phát triển mạnh mẽ, thực sự dựa vào khu vực kinh tế tư nhân, tạo ra những DN mang tính “đầu tàu” ổn định.

Theo ông, đâu là “nút thắt” cơ bản cần phải giải quyết để các DN tư nhân có thể vững vàng phát triển, nâng cao sức cạnh tranh ?

Thời gian gần đây, Chính phủ nhấn mạnh tư tưởng kiến tạo, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho DN tư nhân phát triển song từ tư tưởng đến thực tiễn phải có những chính sách thực sự phù hợp đi vào cuộc sống. Thực chất vấn đề về vốn, công nghệ… là những điểm cần tháo gỡ để các DN tư nhân phát triển, tuy nhiên trước khi đi vào các vấn đề cụ thể này, theo tôi, tháo gỡ về mặt cơ chế, chính sách là điều cần được ưu tiên.

Trong đó, điểm mấu chốt nhất chính là dẹp bỏ sự “án ngữ” của DN Nhà nước. Các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn còn tồn tại như hiện nay thì các chính sách hỗ trợ cho DN tư nhân có nhiều đến mấy cũng khó phát huy tác dụng như mong muốn.

Có quan điểm cho rằng, DN Nhà nước đóng vai trò là DN “đầu tàu”, tuy nhiên theo tôi DN Nhà nước chỉ là đang đứng chèn phía trước khiến DN tư nhân khó phát triển. Giải quyết điểm này, nền nông nghiệp Việt Nam mới mong có sự đột phá. Các DN tư nhân lớn mạnh, dần nâng cao sức cạnh tranh với DN FDI.

Xin cảm ơn ông!

Ông Võ Tòng Xuân, chuyên gia nông nghiệp : Hút DN FDI sẽ tác động tích cực tới nền nông nghiệp

Nếu đánh giá tổng thể chung nền nông nghiệp, để có thể phát triển thì việc thu hút được nhiều DN FDI tham gia đầu tư là tín hiệu tích cực. Với những thế mạnh sẵn có, DN FDI có thể góp phần thúc đẩy XK nông, lâm, thủy sản của Việt Nam, nhất là trong thời hội nhập kinh tế mạnh mẽ như hiện nay. Theo luật pháp, các DN FDI cũng sẽ phải có trách nhiệm đóng thuế đầy đủ cho Nhà nước. Bởi vậy, điều quan trọng ở đây là phải làm sao để các DN này luôn phải chấp hành đầy đủ, đúng đắn trách nhiệm của mình.

Còn đứng ở góc độ các DN nội địa, muốn không bị lấn át không còn cách nào khác là phải làm tốt hơn hiện tại, đưa ra những sản phẩm với giá cả cạnh tranh. Về phần Nhà nước cũng cần có chính sách hỗ trợ DN nội địa cho phù hợp theo nhu cầu của DN chứ không phải là chính sách hỗ trợ chung chung, tràn lan.

Ông Đoàn Xuân Trúc, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Chăn nuôi Việt Nam: DN nội địa cần liên kết chặt với cả DN FDI

Trong hội nhập kinh tế, phát triển liên kết chuỗi giá trị trong chăn nuôi là giải pháp đột phá để tổ chức lại sản xuất chăn nuôi, giúp ngành này hội nhập vững vàng hơn. Thực tế ở TP. HCM, Đồng Nai, Hà Nội cho thấy: Liên kết chuỗi giá trị khép kín trong chăn nuôi đã góp phần giảm chi phí sản xuất 12-22%. Chủ thể chính để xây dựng và phát triển các liên kết chuỗi sản xuất chăn nuôi chính là các DN. DN đóng vai trò quan trọng là nhà đầu tư, người tổ chức sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đảm bảo thị trường tiêu thụ.

Để phát triển chuỗi, điều quan trọng là các DN lớn phải dìu dắt các DN nhỏ, cũng như liên kết nhau theo một chuỗi từ trang trại đến bàn ăn. Ngoài dìu dắt, hợp tác chặt chẽ với nhau, các DN nội địa cũng cần hợp tác liên kết, bắt tay với các DN nước ngoài không phân biệt khu vực, vùng miền một cách phù hợp.

Ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó Chủ tịch Hiệp Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP. HCM (Hawa): Phải xem xét kỹ mặt trái của việc thu hút đầu tư FDI

Trong ngành nông nghiệp nói chung và ngành chế biến gỗ nói riêng, phải khẳng định điểm tích cực của dòng vốn FDI là dịch chuyển, chuyển giao công nghệ, đào tạo nghề và giải quyết công ăn việc làm.

Theo các cam kết quốc tế, Việt Nam không được phân biệt đối xử giữa các quốc gia đầu tư vào Việt Nam, tuy nhiên, các địa phương nên xem xét thật kỹ các dự án đầu tư FDI. Cụ thể, với riêng ngành gỗ, đó là xem xét xem công nghệ mà DN FDI sử dụng tại Việt Nam có phải là công nghệ tiên tiến nhất hay không; nguồn gỗ mà các DN FDI sử dụng liệu có phải là gỗ hợp pháp không... Xem xét kỹ lưỡng mọi khía cạnh mới có thể giảm được những mặt trái của dòng vốn FDI đổ vào đầu tư.

Uyển Như (ghi)

分享到: