【kèo vô địch quốc gia ý】Tỷ giá vẫn cần điều chỉnh nhưng không cần ở mức quá lớn

时间:2025-01-12 10:47:29 来源:88Point

Báo cáo này cho biết,ỷgiávẫncầnđiềuchỉnhnhưngkhôngcầnởmứcquálớkèo vô địch quốc gia ý trong mô hình tính toán của BVSC, chỉ số NEER (tỷ giá hữu hiệu danh nghĩa) và REER (tỷ giá hữu hiệu thực) của Việt Nam có xu hướng tăng nhanh (hàm ý VND lên giá) trong giai đoạn từ đầu tháng 5 đến đầu tháng 7. Điều này chủ yếu do VND có xu hướng tăng giá so với hầu hết các đồng tiền trong rổ tiền tệ tham chiếu khi các đồng tiền này đều yếu đi rõ nét so với USD.

Sau đợt tăng giá bán ra USD của Ngân hàng Nhà nước ngày 23/7 vừa qua, tổng mức mất giá của VND so với USD kể từ đầu năm 2018 đến nay đã hơn 2,5%. Trong khi đó, nếu so với thời điểm đáy ngắn hạn vào tháng 4/2018, thì chỉ số NEER và REER của Việt Nam đã lần lượt tăng 3,3% và 3,8%. Mặc dù vậy, nếu so với cuối năm 2017, mức hiện tại của NEER và REER cao hơn không nhiều (lần lượt chỉ là 0,3% và 1,5%).

“Điều này hàm ý, Ngân hàng Nhà nước không nhất thiết phải giảm giá VND thêm với biên độ mạnh nếu chỉ xét ở mục tiêu hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu”, BVSC cho hay.

giảm giá VND
Theo BVSC, tỷ giá vẫn cần điều chỉnh nhưng sẽ không cần ở mức quá lớn. Ảnh: TL

Ngoài ra, biến động tỷ giá hiện nay đang theo chiều hướng đồng tiền của các thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam (như Trung Quốc, Hàn Quốc) mất giá mạnh, và đồng tiền ở các quốc gia Việt Nam xuất khẩu tăng giá (điển hình là Mỹ). Đây được coi là điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam.

Cụ thể, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ nhập được hàng hóa đầu vào rẻ hơn tương đối, trong khi xuất khẩu vẫn đảm bảo được sức cạnh tranh. Mặc dù vậy, hàng hóa của Việt Nam vẫn phải cạnh tranh với hàng hóa đến từ các quốc gia khác có cùng nhóm hàng xuất khẩu do đồng tiền nhiều quốc gia đang mất giá mạnh hơn so với VND.

Do vậy, “nhằm đảm bảo tính cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu, tỷ giá vẫn cần điều chỉnh nhưng sẽ không cần ở mức quá lớn”, BVSC nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, ở một góc độ khác, trong tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam hiện nay, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có tỷ trọng chiếm tới trên 70% trong khi khu vực trong nước chỉ chiếm chưa đến 30%.

Do đó, BVSC cho rằng, thực chất VND lên giá sẽ chủ yếu ảnh hưởng đến xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước, trong đó trọng tâm là ảnh hưởng đến xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm, thủy sản.

Trước đó, trong một thống kê của SSI Retail Research cho thấy, đồng Nhân dân tệ (CNY) mất giá 3,3% chỉ trong tháng 7 và giảm 7% trong chưa đầy 2 tháng. So với VND, CNY đã mất 4,5% sau 2 tháng và giảm 6,4% kể từ đầu tháng 4.

Tuy nhiên, theo SSI Retail Research, nếu nhìn xa hơn về quá khứ, đồng CNY đã liên tục tăng giá từ sau khi chấm dứt neo tỷ giá vào USD vào năm 2005. CNY chỉ thực sự mất giá trong năm 2015 khi thị trường chứng khoán Trung Quốc vỡ bong bóng và tiếp theo đó là Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) chủ động phá giá. Trong năm 2017, khi chỉ số Dollar-Index giảm, đồng CNY cũng mạnh lên so với USD và giá trị đồng CNY được duy trì ngay cả khi Dollar-Index tăng trở lại. CNY chỉ mất giá mạnh trong vài tháng gần đây khi chiến tranh thương mại chính thức nổ ra.

Do vậy, “nếu so với cùng thời điểm này năm ngoái, CNY vẫn tăng nhẹ 0,56% so với VND. Việc chạy theo CNY để điều chỉnh đồng VND là không cần thiết”, SSI Retail Research nhấn mạnh.

Hiện nay, có một số ý kiến cho rằng cần phải phá giá VND để tăng sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, theo TS. Phạm Thế Anh, Trưởng Bộ môn Kinh tế vĩ mô, Đại học Kinh tế quốc dân, chính sách này nếu thực hiện sẽ rất rủi ro.

“Việt Nam chưa phát triển mạnh về công nghiệp phụ trợ, cũng như chưa chủ động được nguồn nguyên vật liệu phục vụ cho nền sản xuất trong nước, do đó, nếu chúng ta phá giá VND, thì chi phi cho sản xuất của doanh nghiệp sẽ trở nên đắt đỏ hơn. Do vậy, chính sách tỷ giá phải song hành với chính sách cải cách công nghiệp hỗ trợ”, TS. Phạm Thế Anh lý giải./.

D.T

推荐内容