Lễ hội diễn ra tại ngôi làng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về sống và học tập thời niên thiếu từ năm 1898 đến năm 1900; trở thành điểm hẹn văn hóa đặc biệt trong hành trình tháng Năm nhớ Bác.
Phát biểu tại lễ khai mạc,ộiDươngNỗket quả bóng đá u23 Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên - Huế Phan Thanh Hải nhấn mạnh, làng Dương Nỗ, một địa danh không thể thiếu trong tiểu sử của người Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa kiệt xuất - Hồ Chí Minh. Ngôi làng nhỏ giàu bản sắc văn hóa và truyền thống cách mạng này là nơi đã chứng kiến những năm tháng thơ ấu của Người được học tập dưới mái nhà tranh Dương Nỗ, được hòa mình vào những sinh hoạt văn hóa truyền thống tại Đình làng, Am Bà, được vui chơi bên bến Đá trên dòng sông Phổ Lợi, được hòa vào đời sống của những người dân quê chất phác, thủy chung. Những năm tháng sống ở đây, hồn đất, tình người đã góp phần hun đúc nên người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành với trí tuệ lỗi lạc, trái tim nhiệt huyết, tâm hồn thanh cao và trên hết là lòng yêu quê hương đất nước, yêu thương đồng bào, chuyển hóa thành khát vọng cứu nước, cứu dân. Ngày hội được khai mạc đúng dịp mừng sinh nhật Bác, như một lời tri ân với những cống hiến, hy sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh với đất nước, với dân tộc; là tình cảm thiết tha của quần chúng nhân dân đối với Người.
Diễn ra từ ngày 18 - 20/5, ngày hội có nhiều hoạt động ý nghĩa như Chương trình nghệ thuật Tháng 5 nhớ Bác; thả hoa đăng trên sông Phổ Lợi; Lễ rước hoa sen, dâng hoa lên Chủ tịch Hồ Chí Minh; Triển lãm ảnh “Nét đẹp Di sản Hồ Chí Minh và văn hóa làng Dương Nỗ”; Triển lãm tranh dân gian Việt Nam; Chương trình Ca Huế và ca nhạc quê hương phục vụ cộng đồng; Tổ chức đua trải trên sông Phổ Lợi. Ngoài ra, đến với ngày hội Du khách và bà con nhân dân được thưởng thức và tham gia các hoạt động trải nghiệm như viết thư pháp, in tranh, hình ảnh các di tích Bác Hồ, tranh dân gian làng Sình, Đông Hồ; thi vẽ về Bác Hồ; thưởng thức ẩm thực truyền thống địa phương; trò chơi dân gian; diễn xướng dân gian Bài Chòi …