当前位置: 当前位置:首页 > Cúp C1 > 【xem tttt bóng đá hôm nay】Giám sát đặc thù hoạt động đầu tư ra nước ngoài 正文

【xem tttt bóng đá hôm nay】Giám sát đặc thù hoạt động đầu tư ra nước ngoài

2025-01-10 01:25:21 来源:88Point 作者:La liga 点击:107次

giam sat dac thu hoat dong dau tu ra nuoc ngoai

Quang cảnh hội thảo.

Giám sát từ cơ quan chủ sở hữu

Phát biểu khai mạc Hội thảo,ámsátđặcthùhoạtđộngđầutưranướcngoàxem tttt bóng đá hôm nay Phó Cục trưởng Cục Tài chính DN (Bộ Tài chính) Đặng Quyết Tiến cho biết, qua khảo sát tình hình triển khai Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính đối với DN do nhà nước làm chủ sở hữu và DN có vốn nhà nước (Nghị định 61/2013/NĐ-CP của Chính phủ), bên cạnh những mặt tích cực của quy chế, các bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân và Sở Tài chính các tỉnh/thành phố đề nghị cần bổ sung các quy định cụ thể hơn về nội dung trình tự, thời gian và tăng cường quy định trách nhiệm của các chủ thể trong giám sát tài chính DN, giám sát tài chính đặc biệt; quy định chỉ tiêu cụ thể về đánh giá kết quả hoạt động của DN và công khai thông tin tài chính...

Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào DN, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và DN có vốn Nhà nước.

Nghị định gồm 7 chương, gồm 50 Điều. Trong đó, đáng chú ý có các quy định về: Giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào DN; Giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với DN nhà nước; Giám sát đầu tư vốn ra nước ngoài của DN và quy định về công khai thông tin tài chính...

Về giám sát hoạt động đầu tư ra nước ngoài, theo Cục Tài chính DN, từ năm 2006 tới nay, đầu tư ra nước ngoài của các DN Việt Nam tăng mạnh, trong đó phần lớn các dự án quy mô lớn là của các DN nhà nước hoặc có vốn nhà nước.

Thực tế phần lớn hoạt động đầu tư ra nước ngoài được tiến hành bởi công ty cấp 2, cấp 3. Việc giám sát, đánh giá hiệu quả của các dự án này do công ty mẹ thực hiện và hòa đồng chung vào kết quả giám sát, đánh giá chung của công ty mẹ mà không có cơ chế giám sát từ cơ quan chủ sở hữu và cơ quan tài chính.

Ngoài ra, nhiều DN có vốn Nhà nước cũng tiến hành hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Trong bối cảnh hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các DN có vốn thời gian qua hiệu quả chưa cao, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, Bộ Tài chính đã xây dựng một Chương riêng quy định về giám sát đầu tư ra nước ngoài của cả DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và DN có vốn Nhà nước. Đối tượng giám sát chỉ bao gồm các dự án có quy mô vốn lớn (vốn góp của DN Việt Nam trên 200 tỷ đồng). Nội dung giám sát được quy định căn cứ đặc thù của hoạt động đầu tư ra nước ngoài.

Theo ông Đặng Quyết Tiến, vấn đề này cần tham vấn ý kiến các bộ, ngành, các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước và các chuyên gia, bởi nếu không khéo sẽ là quy định “song trùng”, vì DN vừa phải thực hiện theo quy định của Nghị định này, vừa phải thực hiện theo luật của các nước sở tại DN đầu tư.

Khảo sát mới đây của Bộ Tài chính cho thấy, trong năm 2014, có đến 80% vốn đầu tư ra nước ngoài của DNNN và có vốn Nhà nước, trong đó có nhiều DN làm ăn không hiệu quả. Tuy nhiên, quy định về vấn đề này tại dự thảo Nghị định cũng không “quét” hết tất cả các DN đầu tư ra nước ngoài mà chỉ giám sát đối với một số trường hợp theo tiêu chí như: Dự án của công ty cấp 1, vốn đầu tư của DN trên 200 tỷ đồng và dự án của công ty cấp 2 do công ty mẹ nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, vốn đầu tư của DN trên 200 tỷ đồng.

Sở dĩ đưa đối tượng trên vào diện giám sát vì theo Cục Tài chính DN, hoạt động đầu tư vốn ra nước ngoài thường được tiến hành bởi công ty cấp 2, cấp 3, tiềm ẩn nhiều rủi ro nên cần phải giám sát đặc thù.

Ngoài ra, chủ thể giám sát sẽ được quy định cụ thể như sau: Công ty mẹ sẽ giám sát tình hình đầu tư ra nước ngoài của công ty con; chủ sở hữu giám sát tình hình đầu tư ra nước ngoài của công ty mẹ và các DN có vốn góp. Hàng năm, Bộ Tài chính sẽ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về vấn đề này.

Theo đó, sẽ giám sát dự án của DN 100% vốn Nhà nước và dự án của DN dưới 100% vốn Nhà nước. Cụ thể, sẽ giám sát tình hình đầu tư vốn cho dự án đầu tư tại nước ngoài; tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án; tình hình thu hồi vốn và thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước; lợi nhuận được chia của nhà đầu tư Việt Nam, lợi nhuận để tái đầu tư, lợi nhuận chuyển về nước…

Có nên công khai toàn bộ thông tin?

Để nâng cao tính tuân thủ quy định về công khai thông tin tài chính, dự thảo Nghị định đã bổ sung quy định về giám sát tình hình thực hiện công khai thông tin của DN và cơ quan đại diện chủ sở hữu.

Đồng thời, dự thảo Nghị định bổ sung quy định DN được tạm hoãn công khai thông tin vì lý do bất khả kháng. Trong trường hợp này DN cần xin phép cơ quan đại diện chủ sở hữu và phải thực hiện công khai thông tin ngay sau khi sự kiện bất khả kháng được khắc phục.

Ngoài ra, dự thảo Nghị định quy định cụ thể các nội dung, quy trình và mẫu biểu công khai thông tin tài chính DN, chủ sở hữu và Bộ Tài chính để các DN và cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan tài chính có thể thực hiện ngay sau khi Nghị định được ban hành.

Có ý kiến cho rằng, việc công khai thông tin là cần thiết, tuy nhiên cần cân nhắc vì có những thông tin cần bảo mật, nếu công khai toàn bộ thông tin sẽ ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN.

作者:Nhận Định Bóng Đá
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜