【tin chuyen nhuong moi nhat mu】Áp lực nên vừa & đủ
Trẻ con luôn cần có vui chơi để giúp học tập hiệu quả hơn (Ảnh chụp trước thời điểm bùng phát dịch COVID-19)
1. Con em chúng ta được sống trong “thời đại mới”,́plựcnênvừađủtin chuyen nhuong moi nhat mu tạm gọi là thời đại mà áp lực đè nặng lên mọi lứa tuổi. Điều nghịch lý ở đây là khi người lớn gặp áp lực muốn quay về thuở nhỏ, nhưng chính người lớn lại làm “mất đi” tuổi thơ của con em mình. Hình ảnh “con nhà người ta” nhắc đến khiến không ít học sinh run sợ bởi bị đem ra so sánh. Áp lực về vị trí, điểm số, “con phải thông thạo ngoại ngữ”, sau này phải làm “ông nọ bà kia”…
Trong mỗi kỳ thi vượt cấp THPT sẽ có nhiều niềm vui và nước mắt. Mùa thi, không khó để nghe được những lời chia sẻ: “Bốn năm học cấp II dường như được đánh giá qua kỳ thi này nên nó thật sự vô cùng áp lực. Áp lực từ cha mẹ, thầy cô, họ đều muốn chúng em đậu vào ngôi trường mà họ mong muốn. Áp lực đó chính là “nguồn động lực” buộc chúng em phải học và học để đạt điểm cao”.
Những người thành công đều từng chịu những áp lực lớn hơn gấp nhiều lần áp lực chúng ta đang phải gánh. Nhiều nhà lãnh đạo đã chia sẻ rằng, nếu như nhân viên của họ áp lực 1 thì họ áp lực 10. Càng kiếm được nhiều tiền, lại càng áp lực.
Để đạt được những vị trí lớn thì chính họ phải là người chịu được áp lực lớn với dặn dày kinh nghiệm ứng phó với cuộc đời. Áp lực ở đây là do xã hội rèn dũa, nội tâm cố gắng chứ không phải là sự so đo, tính toán sai chuẩn mực như những thực trạng trên. Vì thế, những bậc cha mẹ không nên “đập vỡ” con mình từ bên ngoài mà hãy để chúng tự “đập vỡ” mình ở bên trong để trưởng thành. Áp lực là con thuyền chênh vênh, vừa phải nó sẽ đỗ bến, ngược lại nó sẽ ngã nhào.
2. Đáng buồn hơn nữa đối với nhiều đứa trẻ được sinh ra trong gia đình có đủ điều kiện, được cha mẹ “cưng như trứng, hứng như hoa”, được sống trong tấm thảm trải đầy hoa hồng để rồi bản tính ỷ lại, dựa dẫm mà hình thành khiến chúng mãi là con sâu nấp mình trong vỏ kén. Không biết tạo áp lực cho con một cách phù hợp, khiến nó không phân biệt được đúng sai, dẫn đến những hành động gây mất nhận thức, dễ dàng từ bỏ mọi thứ, ngay cả mạng sống của mình. Chịu áp lực cũng là một loại năng lực vốn có của con người; chúng ta nên cân bằng nó mà rèn dũa, uốn nắn bản thân cho phù hợp. Đừng như hình ảnh những “hot girl mạng”, những cô nàng tiểu thư bị chỉ trích, bêu rếu hình ảnh, vì không chịu nổ̂̃i áp lực nên đã “rạch tay” hay tự tử khi độ tuổi chỉ vừa tròn 18, đôi mươi.
3. Bản năng của con người là học hỏi, cha mẹ là bậc đi trước nên tích cực chia sẻ, tìm tòi cùng con trong những bước đi cuộc sống. Chúng ta có thể là ngọn đèn dẫn lối, nhưng chẳng thể sáng mãi để dõi bước cùng con. Thế nên đừng bao quá nhiều, cũng đừng tạo ra những áp lực đè nặng lên vai mà thay vào đó hãy giáo dục con em mình theo hướng tích cực, đúng đắn hơn. Mỗi chúng ta cũng nên tạo cho mình từ áp lực, hoá động lực để thành công hơn.
Hãy dùng sự tích cực để đánh bại cái áp lực mà nó luôn tồn tại và hiện hữu trong mỗi giai đoạn lớn lên. Chúng ta cũng nên dạy dỗ con em mình theo cách tự nhiên, đúng với độ tuổi của chúng. Đừng tạo áp lực quá lớn hay bỏ bê để rồi nhận lại “trái đắng”. Áp lực luôn cần có, nên vừa và đủ.
Bài, ảnh: Nguyên Hạnh
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/122d799772.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。