【số liệu thống kê về espanyol gặp villarreal】Chủ tịch Trung Quốc khẳng định vai trò dẫn dắt thế giới của Bắc Kinh tại Davos
作者:Cúp C1 来源:World Cup 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-09 23:56:25 评论数:
Trong lần xuất hiện đầu tiên của một nhà lãnh đạo Trung Quốc ở cuộc gặp thường niên của các nhà lãnh đạo quốc gia,ủtịchTrungQuốckhẳngđịnhvaitròdẫndắtthếgiớicủaBắcKinhtạsố liệu thống kê về espanyol gặp villarreal các CEO và các ông chủ ngân hàng trên dãy Anpơ của Thụy Sỹ, ông Tập đã cảnh báo các nước khác về việc mù quáng theo đuổi lợi ích của quốc gia mình, ẩn ý đề cập đến chính sách “Nước Mỹ trước tiên” của Donald Trump.
Ông trùm bất động sản và cựu ngôi sao truyền hình thực tế Trump, người sẽ nhậm chức Tổng thống Mỹ ngày thứ Sáu này, đã tranh cử với lời hứa sẽ chặt chẽ hơn với Trung Quốc trên lĩnh vực thương mại.
Ông đã tuyên bố sẽ đàm phán lại hoặc từ bỏ các hiệp định thương mại đa phương và bảo vệ ngành công nghiệp Mỹ khỏi sự cạnh tranh từ bên ngoài bằng cách đánh thuế đối với hàng hoá nhập khẩu.
Ông Tập ví chủ nghĩa bảo hộ như “khóa mình trong một căn phòng tối” với hy vọng bảo vệ mình khỏi nguy hiểm, nhưng làm như vậy, sẽ cắt tất cả “ánh sáng và không khí”.
“Không ai bước ra khỏi cuộc chiến thương mại là người chiến thắng,” nhà lãnh đạo Trung Quốc phát biểu trong bài diễn văn dài gần một giờ đồng hồ trong phòng hội nghị có Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden ngồi bên dưới.
Ông cho biết Bắc Kinh sẽ không thúc đẩy sức cạnh tranh thương mại bằng cách hạ giá đồng tiền, điều mà Trump đã liên tục nhắc lại rằng Trung Quốc đã làm trong quá khứ. Ông cũng kêu gọi tất cả các bên tham gia ký kết thỏa thuận về khí hậu có tính bước ngoặt ở Paris vào năm ngoái trung thành với cam kết của mình.
Trump đã chỉ trích thỏa thuận này và nói rằng ông có thể sẽ rút Mỹ ra khỏi cam kết.
Vai trò lãnh đạo bị để trống
Với việc Trump tuyên bố tập trung vào các lợi ích của nước Mỹ, châu Âu đang lún sâu vào các rắc rối của mình, từ Brexit đến các cuộc tấn công quân sự và chuỗi các cuộc bầu cử trong năm nay, trong đó phong trào dân túy chống toàn cầu hóa càng có cơ hội gia tăng, một vị trí dẫn dắt thế giới đang bị bỏ trống và Trung Quốc có vẻ rất hăng hái lấp vào.
Gần một chục nhân vật cao cấp của chính phủ Trung Quốc đã cùng ông Tập đi đến Davos, trong khi ở các năm trước Bắc Kinh chỉ gửi đến ít người hơn với các quan chức cấp thấp hơn.
Một phần lớn phiên họp tại Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) năm nay được tập trung vào châu Á, bao gồm một phiên với chủ đề “Châu Á đảm nhiệm vị trí lãnh đạo”.
“Trong một thế giới nổi lên những bất ổn to lớn và biến động mạnh mẽ, thế giới đang nhìn về phía Trung Quốc,” nhà sáng lập và chủ tịch WEF Klaus Schwab nói trước khi mời ông Tập lên bục.
Cựu Thủ tướng Thụy Điển ông Carl Bildt, có phản ứng với bài diễn văn của ông Tập trên Twitter, nói rằng: “Đang có một chỗ trống trong vai trò lãnh đạo kinh tế toàn cầu, và Tập Cận Bình rõ ràng đang nhắm đến nó. Với một vài thành công đã chứng kiến.”
Ông Ian Bremmer, Chủ tịch Tập đoàn tư vấn rủi ro chính trị Eurasia, cũng đăng trên Twitter: “Phản ứng của Davos với bài nói của Tập Cận Bình: Thành công trên mọi mặt. Tiến xa hơn mọi bài diễn văn của bất kỳ quan chức Trung Quốc nào trước đó”.
Sự xuất hiện của ông tập diễn ra vào một thời điểm căng thẳng gia tăng giữa Bắc Kinh và Trump, người đã phá vỡ tiền lệ trong nhiều thập kỷ vào tháng trước khi có một cuộc điện thoại chúc mừng từ Chủ tịch Đài Loan, mà Bắc Kinh xem như là một phần của Trung Quốc.
Tuần trước Trump nói rằng chính sách "Một Trung Quốc" của Mỹ sẽ được đưa ra đàm phán, gây ra một phản ứng dữ dội từ báo chí nhà nước Trung Quốc, nói rằng Bắc Kinh sẽ buộc phải “cởi bỏ găng tay” nếu Trump không thay đổi lời nói của mình.
Mặc dù ông Tập đã vẽ một bức tranh về Trung Quốc là nền kinh tế “rộng mở”, chính phủ của ông vẫn nhận không ít lời chỉ trích từ các đối tác thương mại về những ràng buộc với các khoản đầu tư từ nước ngoài, trong khi doanh nghiệp nhà nước của nước này đang tích cực theo đuổi các thương vụ mua lại ở châu Âu.
Đón nhận những lời chỉ trích, chính phủ Trung Quốc công bố trước bài phát biểu của ông Tập Cận Bình rằng nó sẽ thực hiện các bước để giảm bớt hạn chế trong đầu tư vào các ngân hàng và tổ chức tài chính khác. Nhưng không có thêm thông tin chi tiết được cung cấp, cũng như một thời gian thực hiện cam kết.
“Hôm nay, tôi nghĩ rằng có một dấu hỏi lớn rằng Trung Quốc sẽ xoay trục thế giới này như thế nào,” ông Bob Moritz, chủ tịch toàn cầu của PricewaterhouseCoopers, nói với Reuters tại Davos.
“Liệu họ sẽ định hướng khu vực hơn hay toàn cầu hơn trong định hướng của họ, và quan trọng hơn, trong các cuộc đàm phán của họ? Đó là điều chúng ta sẽ phải xem trong vòng 12 tháng tới.”
Trung Quốc, nước xuất khẩu hàng đầu thế giới, phụ thuộc nhiều vào thương mại tự do và sẽ ảnh hưởng nặng nề bởi một làn sóng mới của chủ nghĩa bảo hộ và phản ứng dữ dội ngày càng lan rộng chống toàn cầu hóa.
Trong bài phát biểu của mình, ông Tập thừa nhận rằng toàn cầu hóa đã trở thành một “hộp Pandora”, đem lại lợi ích cho những thành phần nhất định của xã hội trong khi làm bất lợi cho người khác”.
Nhưng ông nói toàn cầu hóa không phải là nguyên nhân cho cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu – trên thực tế là do sự theo đuổi lợi nhuận một cách quá đáng, cũng không phải lý do cho dòng người tị nạn từ Trung Đông, mà ông nói là do xung đột tại Syria và các khu vực rộng lớn hơn.
Ông Tập cố gắng gửi một thông điệp trấn an, nói rằng nền kinh tế đã bước vào một giai đoạn mới được điều khiển bởi tiêu dùng hộ gia đình. Mặc dù nền kinh tế toàn cầu chậm chạp, ông cho biết nền kinh tế của Trung Quốc đã có khả năng đã tăng trưởng 6,7% trong năm 2016.
Nhưng một số nhà kinh tế tại Davos vẫn thận trọng.
“Trung Quốc vẫn là một trong những rủi ro lớn nhất, và tôi nghĩ rằng lý do duy nhất nó không ở trên cùng của danh sách là vì Mỹ đã trở thành trung tâm của sự bất ổn hiện nay”, ông Kenneth Rogoff, một nhà kinh tế tại Đại học Harvard cho biết./.
Ngọc Trang (theo Reuters)