Ngày 15/6,ínhphủphảilàmsaokhiQuốchộiquyếtkhôngthươngnữlịch as roma tiếp tục phiên họp thứ 49 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải, nói: "Để bảo đảm thực hiện nghiêm quy định tại khoản 2 điều 55 Hiến pháp và quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị loại ra khỏi quyết toán chi ngân sách năm 2014 vốn ngoài nước 36.952 tỷ đồng".
36.952 chính là con số mà Chính phủ đã chi vượt quá con số bội chi mà Quốc hội đã duyệt là 224.000 tỷ đồng của năm tài chính 2014.
Trong số đó có 10.782,7 tỷ đồng đáng lẽ vay về để cho vay lại nhưng Chính phủ lại cấp phát cho Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc VN (VEC).
Đấy là một trong nhiều ví dụ thể hiện tính “kỷ luật không nghiêm”, một uyển ngữ của cụm từ không tuân thủ kỷ luật về ngân sách.
Trong việc không tuân thủ kỷ luật này, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng lại gọi là thành tích. “Còn việc chi vượt dự toán nhìn lại là khuyết điểm, nhưng nhìn sâu cũng là thành tích".
"Vì cần nhìn cả quá trình khi trước đây, công tác giải ngân vốn ODA rất chậm, hiện đang còn chưa giải ngân được lên tới 22 tỷ USD”, ông Dũng nói trong báo cáo trước các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội Phan Trung Lý đề nghị đây là vấn đề phải được thực hiện nghiêm túc, yêu cầu phải đúng Hiến pháp, đúng luật, không thể “du di”.
“Chúng ta chỉ có một quyền là đúng Hiến pháp, đúng pháp luật mà thôi”, ông Lý nhấn mạnh.
Nhưng rồi Quốc hội lại cũng mở ra cho một lối thoát có điều kiện: trường hợp Quốc hội đồng ý bổ sung dự toán ngân sách nhà nước khoản chi ngân sách tăng hơn 36.000 tỷ đồng vào năm 2014 hoặc 2015 hay năm 2016 là "thuộc quyền Quốc hội".
Nhưng trước hết, Chính phủ phải có tờ trình Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân kết luận: Với một số khoản chi không đúng dự toán ngân sách trước đây nhưng Quốc hội vẫn “thương” mà cho qua, nhưng lần này không thể “thương” được nữa.
Để thực thi đúng Hiến pháp, Quốc hội đòi xuất toán hơn 36.000 tỷ đồng mà Chính phủ đã lạm chi, không thông qua Quốc hội.
Vậy nếu như "không du di", "không thương", thì sự việc sẽ được giải quyết như thế nào?
Bất chấp các khoản tiết kiệm ngân sách được báo cáo, như năm 2015, tiết kiệm các khoản được 37.925 tỷ đồng, tăng 231% so với năm 2014, năm 2015 vẫn bội chi 256.000 tỷ đồng, bằng 6,11% GDP, cao hơn mức đã báo cáo Quốc hội, theo Chính phủ.
Đó là chưa kể chi chuyển nguồn sang năm 2015 là 235.506 tỷ đồng.
Theo Quốc hội, sai phạm trong các khâu của quá trình đầu tư cơ bản vẫn xảy ra nhưng chậm được khắc phục, xử lý chưa kiên quyết, còn để xảy ra thất thoát, lãng phí.
Hầu hết các dự án đầu tư được thanh tra, kiểm toán đều phát hiện có sai phạm.
Bội chi ngân sách năm 2016 được trình lên với một mức khá là an tâm: 4,95%, cụ thể là 254.000 tỷ đồng.
Điều đó như một mục tiêu chính trị trong việc cố đưa con số này về dưới 5% GDP trong khi các dự báo trước đó của các cơ quan khác cả trong và ngoài nước từ 6-6,6%. Dụ báo của HSBC là 6,6%.
Trước đó, năm 2013, bội chi Ngân sách nhà nước lên tới 6,6% GDP, cao hơn nhiều so với mức 5,3% mà Quốc hội đã quyết định, nhưng vẫn được Quốc hội vẫn thông qua.
Người dân đang kỳ vọng chuyện “không thương” nữa của Quốc hội, việc hạ màn chi sai ngân sách như thế nào sau khi có giải trình từ phía Chính phủ để những năm tới đây kỷ luật ngân sách sẽ tốt hơn.
Trần Bích