【kq bong da ngoai hang anh】Quảng Ngãi: Cánh cửa rộng mở từ các dự án lớn

Kích hoạt các dự án

Bóng chiều đổ xuống mặt sông loang loáng. Không gian tĩnh lặng bị phá tan bởi tiếng búa đóng cọc vang lên chát chúa. Những dầm Super T được lao đều đặn,ảngNgãiCánhcửarộngmởtừcácdựánlớkq bong da ngoai hang anh cố định trên các trụ đỡ làm cửa sông Trà Khúc (Cửa Đại) như hẹp lại.

Dự án Cầu Cửa Đại đang được khẩn trương thi công, dự kiến vượt tiến độ 6 - 8 tháng so với kế hoạch đã phê duyệt.

Chiếc cầu chắn ngang cửa sông, nhưng lại là gạch nối đưa Quảng Ngãi đến tương lai với những cơ hội rõ ràng và gần hơn. “Tiến độ giải ngân Dự án Cầu Cửa Đại đạt 50%, đi cùng là khối lượng công việc cũng được thực hiện tương ứng, nên dự án sẽ về trước tiến độ theo kế hoạch đã duyệt 6 - 8 tháng”, đại diện nhà thầuthi công là Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Trung Chính cho biết.

Từ ngày cầu Cửa Đại được khởi công xây dựng, hai tuyến bờ Nam - Bắc sông Trà Khúc đã có những chuyển động rõ rệt về các dự án đầu tư. Dẫu mong chờ đang ở phía trước, nhưng những động thái đến từ các doanh nghiệpuy tín và có tiềm lực đã cho thấy dấu hiệu hồi sinh các dự án tại biển Mỹ Khê - bãi biển đẹp nhất Quảng Ngãi.

Bên này cầu thuộc xã Tịnh Khê (TP. Quảng Ngãi), các dự án bất động sảnnghỉ dưỡng đã bắt đầu tái khởi động, như Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Nguyễn Hoàng nhận chuyển nhượng Dự án Khu du lịch biển Mỹ Khê; Khu nghỉ dưỡng Ánh Vân, vốn đầu tư 400 tỷ đồng do Công ty TNHH Trúc Lâm làm chủ đầu tư trên diện tích 15 ha, với 14 hạng mục công trình tạo nên quần thể du lịch đẳng cấp; Dự án Khu dịch vụ Khánh Long - Mỹ Khê có diện tích hơn 13.000 m2 đất và tổng vốn đầu tư trên 42 tỷ đồng, do Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Khánh Long làm chủ đầu tư…

Trong khi đó, phía bên kia cầu Cửa Đại thuộc xã Nghĩa An, Nghĩa Hà, Nghĩa Dõng, nhiều dự án khu dân cư, khu đô thị đã hình thành để đón đầu cơ hội khi Dự án Cầu Cửa Đại hoàn thành, khiến giá trị bất động sản nơi đây tăng lên rõ rệt. Nổi bật là Dự án Khu du lịch sinh thái Bãi Dừa do Công ty TNHH Phú Điền, một doanh nghiệp địa phương làm chủ đầu tư đã rót vào đây hơn 160 tỷ đồng để biến vùng sình lầy, hoang hóa thành khu du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái 4 sao đầu tiên của Quảng Ngãi.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, ông Trần Ngọc Căng nhìn nhận, cầu Cửa Đại là một trong những công trình trọng điểm về hạ tầng giao thông. “Công trình giúp rút ngắn khoảng cách đi lại cho cư dân hai bên bờ sông từ hơn 20 km còn 2,5 km; hoàn thiện tuyến ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh và hiện thực hóa quy hoạch, phát triển không gian đô thị hướng biển”.

Cơ hội cho Quảng Ngãi khi khai thác sông Trà Khúc để quy hoạch không gian đô thị, tạo điểm nhấn cho quê hương Núi Ấn đang đi gần đến đích hơn với việc gia tăng số lượng công trình. Nếu ai đã từng xuôi ngược Bắc - Nam, ngang qua sông Trà Khúc vào mùa khô hạn sẽ đồng cảm với người Quảng Ngãi mà thốt lên: “Chảy đi sông ơi…”. Dòng sông này mấy chục năm qua vào mùa khô gần như kiệt nước, chỉ ẩn hiện giữa dòng như những con lạch nhỏ, còn lại mênh mông mặt sông phơi ra màu khô cằn sa mạc.

Để giữ nước và thực hiện quy hoạch đô thị hướng sông, từ năm 14 năm trước, Quảng Ngãi đã duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình đập dâng sông Trà Khúc. Mục tiêu của dự án này là giữ nước, tạo mức nước dâng hợp lý cho đoạn sông Trà Khúc đi qua TP. Quảng Ngãi phục vụ phát triển kinh tế- xã hội, tạo cảnh quan phục vụ du lịch giải trí, ngăn mặn xâm nhập và hạn chế ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm hạ lưu sông Trà Khúc.

Thời điểm này, do nhiều ý kiến trái chiều, phần lớn e ngại tình trạng xâm nhập mặn sẽ nặng hơn, khả năng tiêu thoát lũ không đảm bảo, công trình thiếu hạng mục đi kèm là chức năng giao thông…, nên dự án rơi vào bế tắc. Nay Dự án đã khởi động lại, với chi phí đầu tư đã được duyệt bổ sung.

Khắc phục những hạn chế về công năng của công trình, đảm bảo công trình phát huy khả năng tích cực và thận trọng trong công tác triển khai, ông Lê Viết Chữ, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã nhiều lần chủ trì các buổi làm việc tham vấn ý kiến từ nguyên lãnh đạo chủ chốt của tỉnh qua các thời kỳ cùng lãnh đạo một số sở, ngành và TP. Quảng Ngãi về dự án này.

“Đa số ý kiến cho rằng, chủ trương đầu tư Dự án là cần thiết. Tuy nhiên, cần xem xét lượng nước đổ về đập, nhất là thời điểm mưa lũ; lượng cát đổ về bồi lấp hàng năm trên sông. Cần tính toán cao trình thoát nước thải; nghiên cứu hệ thống xả thải của TP. Quảng Ngãi làm sao để thoát nước thải thuận lợi. Dự án này được xây dựng sẽ kéo theo các dự án đô thị khác, trong đó có Dự án Đảo Ngọc rộng 240 ha đã được Quảng Ngãi theo đuổi nhiều năm nay”, ông Lê Viết Chữ chia sẻ.

Điểm nghẽn tuyến ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh

Quảng Ngãi có bờ biển dài, là địa phương quan trọng góp phần cho việc quy hoạch tuyến ven biển Việt Nam. Với điểm đầu xác định tại Dung Quất (huyện Bình Sơn) giáp với Quảng Nam và điểm cuối Sa Huỳnh (huyện Đức Phổ) giáp với Bình Định, tuyến ven biển qua Quảng Ngãi dài gần 100 km. Hiện nay, giai đoạn I của Dự án tuyến ven biển (Dung Quất - Mỹ Khê) đã được đưa vào khai thác, kết nối với tuyến ven biển Quảng Nam và các trục giao thông đối nội, đối ngoại của Quảng Ngãi như trục Võ Văn Kiệt (Khu kinh tế Dung Quất), trục cao tốc Bắc - Nam qua nút giao tại xã Bình Nguyên, kết nối tuyến vận tải đường thủy Sa Kỳ - Lý Sơn…

Sự kết nối này đã tạo ra những liên kết, cộng hưởng thúc đẩy thu hút đầu tư, thông thương qua hệ thống giao thông như Sân bay Chu Lai, cảng biển và trong tương lai là dự án điện khí từ mỏ khí Cá Voi Xanh…

Dẫu vậy, phía Nam của Dự án (thuộc giai đoạn II) tính từ bên kia cầu Cửa Đại (xã Nghĩa An) đến Sa Huỳnh thì vẫn là nút thắt cần cú hích để đồng bộ và kết nối với cầu Cửa Đại, khai thác lợi thế công trình huyết mạch này trên tuyến ven biển quốc gia.

“Điều thuận lợi là, dọc các huyện ven biển từ Tư Nghĩa - Mộ Đức - thị trấn Sa Huỳnh (Đức Phổ) đã có sẵn hướng tuyến là tuyến đường mòn đá dăm cấp phối. Nếu được bố trí vốn triển khai đầu tư theo hướng tuyến có sẵn sẽ rút ngắn thời gian thi công”, ông Hà Hoàng Việt Phương, Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải Quảng Ngãi cho biết.

“Lãnh đạo tỉnh đánh giá, Dự án đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh là động lực phát triển kinh tế - xã hội, nhưng cái khó hiện nay là nguồn lực của tỉnh có hạn”, ông Hà Hoàng Việt Phương phân tích.

Theo khái toán vốn, để thực hiện dự án theo đề án cũ, cần khoảng 4.000 tỷ đồng, bao gồm cả chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng và xây lắp. “Đây là con số quá lớn với nguồn thu ngân sách tỉnh, nên dự án vẫn chưa thể triển khai”, ông Phương cho biết.

Trong những lần làm việc với lãnh đạo Bộ Giao thông - Vận tải, tỉnh Quảng Ngãi liên tục kiến nghị Bộ xem xét, bố trí nguồn vốn trái phiếu chính phủ, hoặc một nguồn nào khác để tỉnh đầu tư hoàn thiện tuyến đường. Tuy nhiên, phía Bộ Giao thông - Vận tải cho rằng, đối với đường ven biển, các địa phương đều tự làm và Bộ chỉ phối hợp trên tinh thần ủng hộ địa phương.

 “Sở Giao thông - Vận tải tỉnh Quảng Ngãi đang tham mưu UBND tỉnh thực hiện dự án với nguồn vốn Trung ương 60%, vốn địa phương 40%. Trong đó, nguồn vốn của tỉnh được lấy từ nguồn thu quỹ đất, vốn phát hành trái phiếu địa phương”, ông Phương cho hay.

Chưa thể hình dung khi tuyến ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh được mở rộng, xây mới theo chuẩn sẽ có những tác động lan tỏa như thế nào, song nhìn từ Đà Nẵng, Quảng Nam và Bình Định, thì từ khi có tuyến ven biển, nhiều dự án bất động sản nghỉ dưỡng đã lập tức có mặt, với những resort “sang chảnh” đẳng cấp quốc tế, tạo tiền đề cho ngành du lịch bứt tốc.

“Vấn đề bây giờ là tầm nhìn chiến lược và quy hoạch bài bản, phân khu chức năng rõ ràng và quản lý xây dựng chặt chẽ để khi đã có quy hoạch tổng thể, việc triển khai xây dựng, khai thác quỹ đất đô thị được hiệu quả, khoa học và đúng ý tưởng, mục đích...”, ông Nguyễn Phong, Giám đốc Sở Xây dựng Quảng Ngãi nhận định.

Nhà cái uy tín
上一篇:Đậu xe trước nhà dân, tài xế bị hành hung nhập viện
下一篇:Bước ngoặt lịch sử ở cơ quan điều hành hệ thống điện