Lãnh đạo Cục Thú y,âydựngvùngchănnuôibòsữaantoàndịchbệkết quả bóng đá hạng 2 mexico Sở NN&PTNT tỉnh Tây Ninh và Công ty Vinamilk ký kết thỏa thuận hợp tác xây dựng vùng chăn nuôi bò sữa an toàn dịch bệnh |
Mới đây, tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh đã diễn ra Lễ ký thỏa thuận hợp tác “Xây dựng vùng chăn nuôi bò sữa an toàn dịch bệnh để xuất khẩu, giai đoạn từ năm 2019 - 2022” giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Cục Thú y, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) tỉnh Tây Ninh và Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk.
Sự hợp tác này hướng đến mục tiêu xây dựng thành công vùng chăn nuôi bò sữa an toàn dịch bệnh theo quy định của Việt Nam và Tổ chức Thú y thế giới (OIE) cũng như đáp ứng các yêu cầu của nước nhập khẩu. Từ đó, bảo đảm phát triển chăn nuôi bền vững, nâng cao giá trị sản phẩm, cung cấp sản phẩm an toàn phục vụ tiêu dùng trong nước và đáp ứng yêu cầu của quốc tế về xuất khẩu. Dự kiến, đến tháng 12/2022 sẽ hoàn thiện hồ sơ đề nghị OIE đánh giá, công nhận vùng chăn nuôi bò sữa an toàn dịch bệnh cho huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh. Khi được xây dựng thành công, đây sẽ là hình mẫu để tiếp tục nhân rộng trên địa bàn tỉnh và nghiên cứu xây dựng đối với các địa phương có ngành chăn nuôi bò sữa.
Cục trưởng Cục Thú y, ông Phạm Văn Đông cho rằng: Xây dựng vùng an toàn dịch bệnh đối với đàn bò sữa để đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm sữa từ Việt Nam sang các nước là rất quan trọng, kể cả đối với mục tiêu phục vụ cho người tiêu dùng trong nước.
“Việc xây dựng thành công vùng chăn nuôi bò sữa an toàn dịch bệnh theo đề án này sẽ tạo tiền đề cho địa phương tiếp tục xây dựng các vùng chăn nuôi an toàn, không chỉ cho đàn bò sữa mà còn các loại gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Đồng thời, xây dựng ý thức của người chăn nuôi, cơ quan chuyên môn để thúc đẩy xây dựng thêm nhiều cơ sở và vùng an toàn dịch bệnh trên cả nước, tiến tới đề xuất với Tổ chức Thú y Thế giới công nhận”- ông Phạm Văn Đông cho biết thêm.
Vinamilk hiện có hệ thống 12 trang trại bò sữa công nghệ cao trên cả nước và tất cả đều đạt chứng nhận là các cơ sở an toàn dịch bệnh theo quy định của Bộ NN & PTNT. Với vai trò là doanh nghiệp tiên phong trong phát triển chăn nuôi bò sữa công nghệ cao tại Việt Nam, cùng kinh nghiệm và nguồn lực về con người, công nghệ…, Vinamilk sẽ phối hợp cùng địa phương trong các công tác chuyên môn và hướng dẫn hộ chăn nuôi, từng bước xây dựng vùng chăn nuôi bò sữa an toàn dịch bệnh xung quanh trang trại được OIE công nhận.
Trên địa bàn huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh, Vinamilk hiện có 01 trang trại bò sữa theo chuẩn Global G.A.P có quy mô lên đến 8.000 con bò, bê sữa, được ứng dụng công nghệ 4.0 hiện đại. Bên cạnh việc ký hợp đồng thu mua bắp, cỏ làm thức ăn cho bò, thu mua sữa từ các nông hộ hợp tác, Vinamilk đã tích cực phối hợp với các hộ dân chăn nuôi bò sữa có hợp tác với Công ty để thực hiện công tác đảm bảo về an toàn dịch bệnh. Đây là tiền đề thuận lợi để nhân rộng ra các vùng đệm lân cận và hướng đến xây dựng vùng an toàn dịch bệnh tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.
Ông Nguyễn Quốc Khánh, Giám đốc Điều hành Nghiên cứu & Phát triển của Vinamilk cho biết: “Vinamilk sẽ tích cực phối hợp với địa phương và cơ quan nhà nước trong việc xây dựng vùng nguyên liệu an toàn dịch bệnh theo tiêu chuẩn quốc tế để đưa sản phẩm sữa xuất khẩu đi nhiều quốc gia trên thế giới. Vinamilk xác định việc xây dựng vùng đệm xung quanh đạt an toàn dịch bệnh cũng là rất cần thiết để giảm thiểu nguy cơ xâm nhiễm các loại mầm bệnh từ bên ngoài vào bên trong trang trại và chuỗi sản xuất của Công ty. Vì vậy, có thể nói các vùng chăn nuôi bò sữa an toàn dịch bệnh được xây dựng và công nhận sẽ mang đến lợi ích chung cho tất cả các bên, hướng đến sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam.”
Hệ thống các trang trại bò sữa trên khắp cả nước và đang tiếp tục được mở rộng của Vinamilk được định hướng sẽ là các hạt nhân để xây dựng thành vùng an toàn dich bệnh tại nhiều địa phương, hướng đến mở rộng vùng nguyên liệu sữa tươi đạt tiêu chuẩn quốc tế tại Việt Nam, cung cấp sản phẩm sữa chất lượng, đạt tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu.