Lực lượng cứu hộ được triển khai tại hiện trường một toà chung cư bị phá huỷ trong xung đột,âmtớiđềxuấtgiảipháphòabìnhcủaTrungQuốlịch thi đấu aff ngày mai tại Dnipro, Ukraine ngày 14/1/2023.
Điện Kremlin rất quan tâm đến đề xuất giải pháp chính trị gồm 12 điểm đối với cuộc khủng hoảng ở Ukraine và cho rằng nội dung chi tiết của đề xuất này cần được phân tích và tính toán kỹ lưỡng.
Trên đây là tuyên bố của Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov, đưa ra ngày 27/2.
Theo hãng tin TASS, phát biểu với báo giới tại Moskva, ông Peskov nhấn mạnh mọi nỗ lực soạn thảo kế hoạch giúp giải quyết hòa bình cuộc xung đột đều được quan tâm.
Nga rất quan tâm đến đề xuất giải pháp mà Trung Quốc đưa ra.
Trả lời câu hỏi về chi tiết bản kế hoạch, ông Peskov lưu ý rằng các chi tiết này cần phải được phân tích kỹ lưỡng, có tính đến lợi ích của các bên và đây là một quá trình không hề dễ dàng.
Ông tái khẳng định Nga hiện chưa thấy bất kỳ điều kiện tiên quyết nào để cuộc xung đột có thể được giải quyết theo hướng hòa bình.
Tuyên bố trên của người phát ngôn Điện Kremlin được đưa ra sau khi ngày 24/2, Trung Quốc đã đề xuất giải pháp chính trị gồm 12 điểm đối với cuộc khủng hoảng tại Ukraine, trong đó kêu gọi các bên ngừng bắn và nối lại đàm phán hòa bình.
Đề xuất của Trung Quốc nêu rõ các bên cần tuân thủ nghiêm luật pháp quốc tế đã được công nhận, trong đó có các mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc.
Trung Quốc kêu gọi các bên ngừng bắn và nối lại đàm phán hòa bình, đồng thời đề xuất tất cả các bên liên quan nên ủng hộ Nga và Ukraine nối lại đối thoại trực tiếp càng sớm càng tốt nhằm hạ nhiệt tình hình và cuối cùng đạt được một lệnh ngừng bắn toàn diện.
Trung Quốc cũng cho rằng cần khuyến khích và hỗ trợ tất cả các biện pháp có lợi nhằm giảm bớt mức độ khủng hoảng nhân đạo do cuộc xung đột gây ra.
Ngoài ra, đề xuất của Trung Quốc cũng đề cập đến các vấn đề như bảo vệ dân thường, bảo đảm an toàn cho các nhà máy điện hạt nhân, giảm rủi ro chiến lược, thúc đẩy xuất khẩu ngũ cốc, chấm dứt các biện pháp trừng phạt lẫn nhau, đảm bảo chuỗi cung ứng toàn cầu ổn định và thúc đẩy phục hồi sau xung đột./.
Theo TTXVN