VHO - TheớitrẻIndonesiangàycàngthờơvớihônnhâc1 ket quao tờ Straitstimes, ngày càng có nhiều người trẻ ở Indonesia trì hoãn việc kết hôn để tập trung vào sự nghiệp cũng như lo ngại về gánh nặng tài chính của hôn nhân và con cái.
Anh Zavaraldo Renaldy, 28 tuổi muốn trì hoãn việc kết hôn để tập trung vào sự nghiệp Ảnh: Straitstimes
Theo cơ quan thống kê của Indonesia, năm 2023 có tổng cộng 1,58 triệu cặp đôi kết hôn, ít hơn 128.000 cặp so với năm 2022. Con số đó đã giảm dần kể từ năm 2018, khi có 2,01 triệu cuộc hôn nhân được ghi nhận ở quốc gia đông dân thứ 4 thế giới.
Indonesia hiện là quốc gia đông dân nhất Đông Nam Á với dân số 277,5 triệu người vào năm 2023, so với 267 triệu người vào năm 2018.
Trong khi số liệu về các cuộc hôn nhân giảm là điều phổ biến ở những quốc gia có dân số ngày càng thu hẹp, thì dân số Indonesia thực sự đang tăng lên hàng năm, điều này làm dấy lên mối lo ngại của các chuyên gia về việc thay đổi thái độ đối với hôn nhân của giới trẻ nước này.
Anh Zavaraldo Renaldy, 28 tuổi, có học thức, độc thân và có một công việc tốt. Mặc dù Zavaraldo không phản đối các cuộc gặp gỡ và hẹn hò nhưng anh tránh xa các cam kết lâu dài để tập trung vào sự nghiệp của mình. “Với sự cạnh tranh rất cao trong công việc và giá nhà đất đắt đỏ, bạn cần thêm thời gian để chuẩn bị ổn định cuộc sống và lập gia đình”, anh chia sẻ.
Nhà xã hội học Dede Oetomo, Giáo sư tại Đại học Airlangga ở Surabaya, Đông Java cho biết: “Dân số trẻ của Indonesia ngày càng tăng nhưng số lượng các cuộc hôn nhân trên toàn quốc lại giảm”.
Tỷ lệ kết hôn giảm sẽ gây nguy hiểm cho mục tiêu đã đề ra của Indonesia là trở thành một quốc gia phát triển vào thời điểm nước này kỷ niệm 100 năm ngày độc lập vào năm 2045.
Theo ông Hasto Wardoyo - người đứng đầu Cơ quan kế hoạch hóa gia đình Indonesia (BKKBN), nước này muốn tận dụng lợi thế về nhân khẩu học hiện tại - giai đoạn mà số người trong độ tuổi lao động đông hơn những người phụ thuộc về kinh tế, sẽ đạt đỉnh từ năm 2020 đến năm 2035 - để tránh mắc kẹt trong bẫy thu nhập trung bình. "Người Indonesia đang theo đuổi chủ nghĩa cá nhân, chọn hiện thực hóa các mục tiêu cá nhân thay vì tuân theo các chuẩn mực văn hóa và truyền thống. Đồng thời, các vụ ly hôn hiện nay đã trở nên phổ biến hơn, với 500.000 vụ ly hôn mỗi năm, so với khoảng 250.000 đến 300.000 trong 10 năm trước", ông Hasto lưu ý.
Các nhà xã hội học cũng chỉ ra ngoài lực lượng lao động muốn có trình độ học vấn tốt hơn, yêu thích sự tự do thì gánh nặng tài chính và con cái có lẽ là những yếu tố lớn nhất cản trở các cặp vợ chồng Indonesia kết hôn.
Bên cạnh đó, khi ngày càng nhiều phụ nữ tham gia lực lượng lao động, sự độc lập về kinh tế của họ cũng có tác động tiêu cực đến tỷ lệ kết hôn. Vì họ nghĩ rằng bản thân đã làm việc rất chăm chỉ để xây dựng được một sự nghiệp tốt, nên không muốn đánh mất những gì mình đã đạt được.