Không khó để lý giải nguyên nhân số nợ này kéo dài dai dẳng và không có dấu hiệu giảm,ótrịđượcnợthuếquotmãntíbusan ipark bởi đây là số thuế thuộc về những đối tượng như: Người nộp thuế bị chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, liên quan đến trách nhiệm hình sự, không thanh toán được nợ thuế, không xác minh được tài sản của người nộp thuế còn tài sản hay không… Ngoài ra, một số người nộp thuế tham gia hoạt động kinh doanh do nguồn vốn mỏng, chủ yếu là vốn vay ngân hàng, khi tình hình kinh tế gặp khó khăn, kinh doanh thua lỗ, mất khả năng thanh toán và chấm dứt hoạt động kinh doanh, tự giải thể, phá sản, đi khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh, không làm thủ tục giải thể, phá sản theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Phá sản, cơ quan thuế đã cưỡng chế đến biện pháp cuối cùng là thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng vẫn không thu hồi được nợ thuế.
Dù cho nguyên nhân nợ là không có khả năng thu hồi, bất khả kháng nhưng cũng không thể phủ nhận trách nhiệm của các cơ quan liên quan. Từ đây đặt ra yêu cầu thời gian tới cần chú trọng hơn tới công tác giám sát, cảnh báo tình hình của người nộp thuế giữa các cơ quan thuế, ngân hàng… Nếu có cảnh báo kịp thời về tình hình doanh nghiệp, người nộp thuế thì câu chuyện số nợ "mãn tính" này của ngành Thuế sẽ sớm thuyên giảm.
Hơn nữa, chế tài, quy định về cưỡng chế nợ cũng cần thiết được làm mạnh tay hơn, gắn với việc quy định rõ trách nhiệm, rõ người, rõ việc của cán bộ cơ quan thuế nhất là trong bối cảnh câu chuyện tăng thu đang đòi hỏi nhiều nỗ lực như hiện nay.
Trong năm 2019 này, Tổng cục Thuế sẽ tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết xử lý tiền thuế nợ, tiền chậm nộp của người nộp thuế đã phá sản, giải thể, không còn sản xuất kinh doanh và không còn khả năng nộp ngân sách trình Quốc hội ban hành tại kỳ họp tháng 5/2019 để xử lý nợ đọng thuế không có khả năng thu hồi, giảm tỷ lệ nợ đọng xuống dưới 5% tổng thu ngân sách.