【ket qua bong da truc】Tất cả đều ở nơi dân
作者:Thể thao 来源:Thể thao 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-26 16:26:03 评论数:
Sơn Hà
Bài 2: Phát huy quyền làm chủ của nhân dân
Hệ thống chính trị các cấp của thành phố luôn chú trọng phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong các hoạt động. Qua đó,ấtcảđềuởnơidâket qua bong da truc nhân dân nhận thấy được quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, tích cực góp phần vào sự phát triển của thành phố. Tuy nhiên, thực tế ở một số nơi, một số khía cạnh, vụ việc cho thấy, quyền được biết, được bàn bạc của người dân cần được mở rộng và phát huy mạnh mẽ hơn nữa để thực sự dân là chủ và dân làm chủ.
Khi người dân được tham gia, bàn bạc
Hẻm 61-67, khu vực 1, phường Thới Bình, quận Ninh Kiều, trước đây thường xuyên bị ngập nghẹt, bốc mùi hôi thối. Anh Võ Thanh Hiệp, nguyên Bí thư Chi bộ, Trưởng khu vực 1 (hiện là Bí thư Ðoàn phường Thới Bình), cho biết: “Khi người dân có ý kiến, cán bộ địa phương cùng người dân trong hẻm đi khảo sát, rồi tổ chức họp dân để bàn việc xây dựng cống thoát nước”. Tuy nhiên, việc xây cống thoát nước không chỉ liên quan đến việc huy động sự đóng góp của nhân dân mà đụng chạm đến lợi ích của nhiều hộ. Bà Trần Thị Hồng Hoa, người dân trong hẻm 61-67, nói: “Mới đầu, khi biết phải đập một phần nhà để làm cống, phải đóng góp tiền..., gia đình tôi ai cũng phản đối. Nhưng sau khi được cán bộ địa phương phân tích, giải thích, chúng tôi đã đồng ý… Giờ đây, gia đình tôi và các hộ trong hẻm không còn phải chịu cảnh nước ngập, hôi hám nữa...”.
Có lắng nghe ý kiến người dân mới biết việc điều hành của chính quyền địa phương như thế nào, mới biết chính quyền phục vụ dân đã tốt chưa. Với suy nghĩ ấy, lãnh đạo UBND quận Ô Môn sắp xếp mỗi tuần vào thứ 7 cùng các phòng, ban kết hợp với UBND phường đến 1 khu vực để nắm tình hình, nghe người dân nói, hiến kế phát triển địa phương. Tuy nhiên, “Không phải cứ đi xuống gặp dân là người dân chịu nói và giải quyết được mọi chuyện. Người “chủ trì” phải cởi mở, biết tạo không khí hài hòa, người dân mới chịu mở lòng để nói, góp ý chân thành cho chính quyền. Chính việc lắng nghe người dân từ cơ sở nên có những vụ việc tưởng chừng khó lại được giải quyết rất dễ dàng” - Chủ tịch UBND quận Ô Môn Lê Việt Sĩ bộc bạch.
Người dân tìm hiểu thông tin bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 để thực hiện quyền
và nghĩa vụ công dân. Ảnh: S.H
Như vụ bồi thường hỗ trợ đất để làm hành lang tuyến dự án kéo dây mạch 2 đường dây 220kV Ô Môn - Sóc Trăng rất phức tạp, người dân ở phường Trường Lạc không chịu di dời. Quận mời người dân nhiều lần nhưng đều giải quyết không hiệu quả. Dự án vướng mắc do giai đoạn 1 đã thực hiện xong từ năm 2011, đến năm 2019 mới triển khai giai đoạn 2, việc bồi hoàn, hỗ trợ theo quy định cũ nên người dân không đồng tình. Trước tình hình phức tạp, Chủ tịch UBND quận đến nắm tâm tư, giải thích cho người dân về quy định pháp luật trong bồi thường, giải phóng mặt bằng, rồi gỡ vướng… Nhờ đó, cuối năm 2020, dự án đã đóng điện vận hành công trình.
Thực tế cũng cho thấy, cán bộ sâu sát dân thì dân mới tin và sẽ đóng góp ý kiến thiết thực, giúp chính quyền quản lý tốt hơn. Ðiển hình, tuyến đường cặp Giác Hòa Tự, khu vực Long Thạnh 2, phường Thốt Nốt, quận Thốt Nốt dài khoảng 230m, rộng 4m, được xây dựng từ sự bàn bạc, thống nhất và đóng góp chi phí của người dân. Nhưng sau khi tuyến đường hoàn thành, xe chở cát, đá của các công ty buôn bán vật liệu xây dựng ra vào thường xuyên, gây bụi bặm, ồn ào. Ông Lê Văn Thảo ở tuyến đường này, cho biết: “Sau khi nghe nhân dân phản ánh, chính quyền địa phương làm việc với các doanh nghiệp và mời chúng tôi góp ý, cùng tìm cách khắc phục. Cuối cùng, hai bên thống nhất xe chở cát, đá phải che chắn, làm việc đúng thời gian, không để tiếng ồn, bụi bặm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Phía các công ty đã làm hệ thống phun sương dọc theo tuyến đường 300m để giảm thiểu bụi… Chúng tôi rất vui vì những phản ánh của mình được lắng nghe, giải quyết”.
Theo ông Nguyễn Trung Nhân, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQVN TP Cần Thơ, thời gian qua, các nội dung kiến nghị của nhân dân được MTTQ các cấp ghi nhận, phản ánh kịp thời, đầy đủ đến các cơ quan có thẩm quyền, đa phần các ý kiến được các cơ quan giải đáp, trả lời đầy đủ, đúng thẩm quyền. Tại cơ sở, nhân dân được bàn và quyết định trực tiếp thông qua các đợt tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, đại biểu HÐND, các buổi sinh hoạt dân chủ ra dân, các cuộc tiếp công dân và qua hộp thư điện tử của các cơ quan, ban, ngành… Qua đó, người dân được trực tiếp bàn bạc, thảo luận về việc đóng góp xây dựng nông thôn mới, xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, phường đạt chuẩn văn minh đô thị, về đời sống người dân trong cộng đồng dân cư, tâm tư nguyện vọng cá nhân... được giải thích, giải quyết thỏa đáng.
Cần sự công khai, minh bạch
Thời gian qua, không chỉ công khai thủ tục hành chính, các hoạt động về phát triển kinh tế - xã hội, quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức cũng được các địa phương trên địa bàn thành phố niêm yết công khai trên bảng thông báo tại trụ sở, trên đài truyền thanh địa phương và qua các buổi tiếp xúc cử tri, họp dân... Dù vậy, thực tế vẫn còn những vấn đề, nội dung liên quan đến lợi ích thiết thân, người dân nhiều lúc chưa được biết.
Tuyến đường Ðịnh Yên - Trường Lạc (xã Ðịnh Môn, huyện Thới Lai) được mở rộng, xe bốn bánh thông thương, người dân rất mừng. Tuy nhiên, vẫn còn hộ dân bức xúc khi đất đai của gia đình bị ảnh hưởng nhưng không được ngành chức năng mời đến bàn bạc. Anh Bùi Quang Thưởng ở ấp Ðịnh Yên, nói: “Tôi rất đồng tình việc mở rộng đường, nhưng địa phương chỉ gọi điện thoại trao đổi, kêu tôi di dời phần bị ảnh hưởng. Cách làm như vậy tôi không đồng tình. Bây giờ, đoạn đường đi ngang nhà tôi đã hoàn thành, nhưng sát hành lang nhà, rất nguy hiểm. Nếu địa phương mời gia đình tôi bàn bạc, có thể sẽ có cách giải quyết thỏa đáng hơn…”.
Theo Luật Ðất đai năm 2013, việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải lấy ý kiến đóng góp của nhân dân và phải công khai theo quy định đối với từng cấp. Tuy nhiên, thực tế vấn đề này chưa được thực hiện nghiêm. Vì vậy, trong vụ vi phạm quy định về quản lý đất đai xảy ra tại quận Bình Thủy, được đưa ra xét xử vào cuối tháng 6-2021, nguyên Phó Chủ tịch UBND quận Bình Thủy được giao phụ trách về quản lý đất đai - đô thị cho rằng không nắm được quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn. Vì tin tưởng cán bộ tham mưu nên không kiểm tra lại hồ sơ và đã ký cho người dân chuyển mục đích sử dụng đất sai quy định.
Các thủ tục hành chính, phương hướng phát triển kinh tế -xã hội của địa phương...được niêm yết công khai tại Bộ phận "Một cửa" UBND các xã, phường, thị trấn. Trong ảnh: người dân đến làm thủ tục hành chính tại Bộ phận "Một cửa" UBND phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn. Ảnh: S.H
Bên cạnh đó, vấn đề giải trình những kiến nghị, thắc mắc của người dân ở một số nơi vẫn chưa được thực hiện quyết liệt. Vì lẽ đó, trong đợt tiếp xúc cử tri của những người ứng cử đại biểu, một cử tri của khu vực Phụng Thạnh 1, phường Thốt Nốt, đề nghị: Những đại biểu ứng cử HÐND quận Thốt Nốt và phường Thốt Nốt nếu trúng cử, khi cử tri có ý kiến hay kiến nghị, đề nghị trả lời ngay hoặc đưa ra thời gian trả lời cụ thể cho người dân biết. Vì đây là quyền của người dân!
Theo báo cáo đánh giá Chỉ số hiệu quả và quản trị hành chính công cấp tỉnh của Việt Nam (PAPI) năm 2020, chỉ số công khai minh bạch của Cần Thơ chỉ ở mức trung bình thấp, chỉ số trách nhiệm giải trình với người dân ở mức thấp nhất. Trong đó, chỉ số nội dung thành phần công khai về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; vấn đề tiếp cận thông tin của người dân và giải đáp khiếu nại, tố cáo khúc mắc của người dân đạt điểm rất thấp.
Ông Phạm Văn Hiểu, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HÐND thành phố, thẳng thắn cho rằng: “Có lúc, có nơi một số cấp ủy đảng, chính quyền, người đứng đầu địa phương, đơn vị, cán bộ, đảng viên chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc, toàn diện về trách nhiệm và tầm quan trọng của việc phát huy dân chủ. Từ đó, việc tiếp xúc, lắng nghe, tập hợp những kiến nghị và nguyện vọng chính đáng của nhân dân để phản ánh đến các cấp ủy đảng, chính quyền, chưa sâu sát, kịp thời. Bên cạnh đó, công tác thông tin, tuyên truyền, vận động nhân dân hiểu rõ, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của mình nhìn chung chưa thường xuyên, thiếu quyết liệt nên chưa đi vào chiều sâu, hiệu quả chưa cao…”.
(Còn tiếp)
Bài cuối: Làm gì để phát huy “tai, mắt” của nhân dân?