游客发表
Tiết canh,Đicấpcứuvìnhữngmónkhoáikhẩkqbd karlsruher nem chua
Thời gian qua nhiều người được đưa vào Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cấp cứu sau khi chế biến và ăn món tiết canh, lòng lợn. Bệnh nhân có triệu chứng sốt, đau đầu, ù tai… được chẩn đoán nhiễm liên cầu khuẩn lợn (Streptococcus suis).
Cuối tháng 5, nam thanh niên 30 tuổi ở Yên Bái phải vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái sau khi ăn nem chua, nem nắm ở quán bia. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốt, nóng rát thượng vị, ợ hơi, ợ chua. Kết quả xét nghiệm ghi nhận, người này dương tính với liên cầu khuẩn lợn.
Liên cầu khuẩn lợn cư trú ở amidan, khoang mũi, đường sinh dục và hệ tiêu hóa của lợn. Vi khuẩn lây từ lợn sang người do tiếp xúc trực tiếp với lợn mang vi khuẩn thông qua những vết thương nhỏ, trầy xước trên da khi người dân giết mổ, chế biến thịt lợn hay ăn tiết canh, thịt lợn còn sống, tái (các loại nem, gỏi).
Thời gian ủ bệnh từ vài giờ cho đến 2-3 ngày. Triệu chứng bao gồm sốt cao, đau đầu, buồn nôn, nôn, ù tai, điếc, gáy cứng, rối loạn tri giác, xuất huyết dưới da dạng chấm, mảng ở vành tai, mũi, mặt, thân mình. Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh.
Tỷ lệ tử vong chung của nhiễm liên cầu khuẩn lợn là 17%. Nếu bệnh nhân có biểu hiện sốc nhiễm khuẩn, tỷ lệ tử vong lên đến 60- 80%.
Gỏi cá, tôm
Có nguồn gốc từ biển, gỏi cá, gỏi tôm được nhiều người dân ưa chuộng. Họ cho rằng các món ăn này tươi ngon, bổ dưỡng hơn khi qua chế biến luộc, hấp, chiên, nướng. Tuy nhiên, đây lại là sở thích ăn uống có thể dẫn tới nhiều loại giun sán trong đường tiêu hóa, gan, thậm chí lên não của con người.
Đầu năm nay, một người đàn ông trung niên vào Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) khám bệnh vì có dấu hiệu đau đầu, chóng mặt kéo dài một tuần. Phim chụp cho thấy bệnh nhân nhiễm nhiều loại giun sán, đặc biệt là sán dây ở cả não và trong cơ. Bệnh nhân có sở thích ăn những món tái, sống như gỏi cá, tiết canh.
Sán cư trú trong não có thể dẫn đến nhức đầu, động kinh, rối loạn tâm thần, rối loạn thị giác, suy nhược cơ thể, giảm trí nhớ, co giật cơ.
Tháng 9/2023, một phụ nữ 40 tuổi đi khám sức khỏe định kỳ ở Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội). Bác sĩ phát hiện trong đại tràng của bệnh nhân có giun đũa dài khoảng 10cm vẫn còn sống. Người bệnh quê vùng biển, hay ăn gỏi cá, rau sống. Bởi vậy, bác sĩ nhận định đây có thể là con đường đưa trứng giun vào bụng người phụ nữ.
Bệnh nhân kịp thời phát hiện nên chưa có triệu chứng gì. Nếu để giun đũa phát triển sinh sôi có thể di chuyển đến các cơ quan khác gây viêm tắc, áp-xe.
Quả hồng ngâm
Nhiều người mong chờ tới mùa thu để thưởng thức quả hồng ngâm chỉ có vào thời điểm này trong năm. Vị ngọt nhẹ, giòn của loại quả này dễ khiến bạn ăn không ngừng.
Quả hồng chứa nhiều chất xơ, tamin và pectin. Khi ăn nhiều hoặc lúc đói, các chất trên sẽ vón thành khối bã trong dạ dày, dễ gây tắc nghẽn đường tiêu hóa. Đặc biệt với trẻ nhỏ, người già, người có bệnh lý dạ dày, răng kém, việc ăn những đồ khó tiêu như quả hồng có nguy cơ tạo khối bã lớn. Khi đó, người bệnh sẽ bị táo bón, tắc ruột, thậm chí thủng ruột.
Một bệnh nhân 57 tuổi, có tiền sử viêm loét dạ dày, ăn khoảng 5-6 quả hồng, sau đó xuất hiện tình trạng đau âm ỉ. Kết quả nội soi tại Bệnh viện E (Hà Nội) cho thấy dạ dày bệnh nhân có nhiều ổ loét, 2 khối bã thức ăn (6x7cm và 2x3cm) rất cứng. Các bác sĩ dùng máy laser cũng không thể xuyên phá được bã thức ăn. Bởi vậy họ buộc phải mổ mở dạ dày.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接