Biến động nhân sự ngành ngân hàng do... công nghệ | |
4 ngân hàng Việt Nam vào top những nơi làm việc tốt nhất châu Á |
Các CEO,ãnhđạodoanhnghiệpchiasẻchiếnlượcquảntrịnhânsựtrongkỷnguyênsốsoi kèo mu hôm nay lãnh đạo doanh nghiệp chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: N.H |
Với góc nhìn bao quát về một sân chơi mới – thị trường mới với nhiều biến động, các chiến lược gia tiếp tục hoạch định câu chuyện về luật chơi mới, trong đó vạch rõ bản đồ chiến lược mà bất kỳ lãnh đạo doanh nghiệp nào cũng cần hiểu rõ. Qua đó giúp các doanh nghiệp nắm được cục diện của cuộc chơi, đồng thời có thể chủ động thích nghi và điều chỉnh “lối chơi” sao cho phù hợp với thời cuộc.
Theo đó, các diễn giả đều đề cao vai trò của đổi mới sáng tạo trong hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Ông Jeffrey Alan Fielkow, Giám đốc điều hành Tetra Pak Việt Nam đánh giá, thế giới luôn thay đổi nên sản phẩm của doanh nghiệp cũng phải không ngừng đổi mới. Trong xu hướng hiện nay, do tác động của biến đổi khí hậu, những doanh nghiệp như Tetra Pak phải nỗ lực để đạt được sự phát triển bền vững. Theo đó, sản phẩm sản xuất ra phải đảm bảo được tính thân thiện với môi trường, nghĩa là giảm thiểu sự phát thải khí CO2 và có thể tái chế.
Trong câu chuyện đổi mới sáng tạo, các diễn giả cũng đánh giá yếu tố công nghệ có thể trở thành “con dao hai lưỡi” nếu không kiểm soát tốt.
“Lâu nay nhiều người vẫn nghĩ công nghệ sẽ cứu rỗi thế giới, nhưng đây lại chính là yếu tố tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tiềm năng của công nghệ là rất lớn, nhưng việc lực lượng lao động trong doanh nghiệp có sẵn sàng nắm bắt và nắm bắt được công nghệ lại chính là rủi ro mà doanh nghiệp phải đối mặt” - ông Jeffrey Alan Fielkow nói.
Như vậy, có thể thấy năng lực của đội ngũ lao động đóng vai trò cốt lõi trong sự thành công của doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo ông Huỳnh Hữu Khang, Giám đốc điều hành FWD Việt Nam, tìm nhân tài ở đâu và làm cách nào để tạo được môi trường tốt cho nhân tài phát huy được khả năng của mình lại là vấn đề mà không phải doanh nghiệp nào cũng làm được.
Trao đổi về vấn đề này, ông Andy Han Suk Jung, CEO SonKim Land cho rằng, lãnh đạo doanh nghiệp phải có vai trò khơi gợi, tạo cảm hứng cho nhân viên. “Vấn đề tương tác với nhân viên ngày càng trở nên quan trọng không kém so với việc tương tác với khách hàng. Tôi có thể tìm ra hướng đi cho doanh nghiệp, nhưng có đi nhanh được hay không thì lại phụ thuộc vào nhân viên. Do đó, việc truyền cảm hứng là rất quan trọng” – ông Andy Han Suk Jung chia sẻ.
Trong khi đó, ông Ganesan Ampalavanar, Giám đốc điều hành Nestlé Việt Nam, lại đề cao vai trò của công tác đào tạo kiến thức và kỹ năng cho nhân viên. “Hãy đào tạo cho nhân viên bất kể sau đó họ có nghỉ việc hay không, phải đối xử với nhân viên như thể họ sẽ gắn bó lâu dài với công ty. Như vậy mới có thể tạo được niềm tin để “ghi điểm” trong cuộc cạnh tranh thu hút và giữ chân nhân tài”.
Bà Tiêu Yến Trinh, CEO Talentnet đánh giá, ở mọi thời đại con người luôn là yếu tố mang tính chất quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Không một doanh nghiệp nào có thể tồn tại nếu nguồn nhân lực không đáp ứng được định hướng phát triển của mình. Lãnh đạo doanh nghiệp và chuyên gia nhân sự cần thật sự thấu hiểu, hỗ trợ và song hành cùng nhau trong suốt quá trình hoạch định và quản trị nguồn nhân lực, nhằm mang lại hiệu quả phát triển tốt nhất cho nguồn lực của mình.
“Việc thúc đẩy mối tương quan giữa lãnh đạo doanh nghiệp và cấp quản lý nhân sự sẽ giúp nâng cao tính cộng hưởng giữa chiến lược kinh doanh và chính sách phát triển con người, từ đó tạo ra giá trị thặng dư và phát triển bền vững cho doanh nghiệp” – bà Trinh nhấn mạnh.