【nhận định armenia】Điều kiện kinh doanh giao thông vận tải: Không chỉ là đơn giản mà phải cắt bỏ
时间:2025-01-26 06:24:42 出处:Ngoại Hạng Anh阅读(143)
Về phía doanh nghiệp vận tải cũng rất mong chờ và đồng tình trong việc cắt giảm điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực này. Tuy nhiên,ĐiềukiệnkinhdoanhgiaothôngvậntảiKhôngchỉlàđơngiảnmàphảicắtbỏnhận định armenia theo ý kiến của nhiều chuyên gia thì việc đơn giản hóa vẫn chưa đi vào thực chất mà mới chỉ là "chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác".
Tiền kiểm tốt nhưng “lách” hậu kiểm
Theo bà Trịnh Thị Hằng Nga, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Giao thông vận tải, lĩnh vực giao thông vận tải nói chung bao gồm tổng số 570 điều kiện kinh doanh, thuộc 28 ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật Đầu tư. Tới đây 314/500 điều kiện kinh doanh và các quy định có liên quan tới ngành Giao thông vận tải cần được cắt giảm và đơn giản hóa. Trong đó, lĩnh vực hàng hải đề xuất 109/189 điều kiện kinh doanh (chiếm 57,6%), dịch vụ vận tải đa phương thức và vận chuyển hàng nguy hiểm có 15/31 điều kiện kinh doanh (48,3%), ngành đường sắt có 17/26 điều kiện kinh doanh (65,3%), đường thủy có 37/49 điều kiện kinh doanh (75,5%) và hàng không có 53/78 điều kiện kinh doanh (67,9%). Riêng trong lĩnh vực giao thông đường bộ đang có 127 điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Dự kiến, Bộ Giao thông vận tải sẽ tiến hành rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa 83 điều kiện kinh doanh, chiếm 66,35% trong tổng số các quy định hiện hành.
Đồng tình với quan điểm của bà Nga, ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho rằng, hiện vẫn còn tồn tại nhiều điều kiện, thủ tục bất hợp lý, tạo gánh nặng và phát sinh chi phí không cần thiết cho doanh nghiệp. Vì vậy, việc rà soát nhằm sửa đổi, cắt giảm những điều kiện kinh doanh còn bất hợp lý nên được thực hiện theo hướng xóa bỏ triệt để cơ chế xin-cho, hạn chế những quy định mang tính tiền kiểm để chuyển sang xây dựng những quy định mang tính hậu kiểm sẽ hiệu quả hơn, tránh tình trạng doanh nghiệp bị thiệt hại do chính sách. “Bởi có doanh nghiệp bỏ ra 130 tỷ đồng để mua xe nhưng phải ‘đắp chiếu’ để chờ các thủ tục chấp thuận cho vào tuyến của cơ quan nhà nước. Hay xe hợp đồng thì có những quy định yêu cầu trước khi thực hiện phải tích hợp số liệu, gửi về cho các Sở Giao thông vận tải. Vì vậy, tôi hy vọng dự thảo Nghị định 86/2014/NĐ-CP tới đây sẽ tháo gỡ được những vấn đề về đăng ký kinh doanh, đăng ký vào tuyến, bến, bãi…”, ông Thanh nhấn mạnh.
Từ góc độ là một doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào kinh doanh dịch vụ vận tải, ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại và Du lịch Hà Lan cho rằng, có nhiều doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện “tiền kiểm” rất tốt, nhưng trong quá trình hoạt động lại tìm mọi cách “lách” luật. Cụ thể như doanh nghiệp đăng ký kinh doanh xe khách chạy tuyến cố định lại bỏ tuyến chạy theo hợp đồng, hay ngược lại xe chạy hợp đồng lại đi vào chạy tuyến cố định…
Vẫn nặng tính áp đặt
Cho ý kiến về việc bãi bỏ một số điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực vận tải, ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương kiến nghị, Bộ Giao thông vận tải nên mạnh dạn cắt giảm, bãi bỏ, bởi chỉ có bỏ hẳn các điều kiện kinh doanh thì mới giảm gánh nặng cho doanh nghiệp.
Đồng tình với quan điểm của ông Hiếu, Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội Nguyễn Công Hùng cũng cho rằng, có rất nhiều điều kiện kinh doanh nằm ở cấp Thông tư và Bộ Giao thông vận tải có thể gỡ ngay được. “Như quy định về chu kỳ kiểm định xe cơ giới nên là 24 tháng thay vì 12 tháng như hiện nay để doanh nghiệp đỡ tốn kém. Mỗi xe kiểm định phải dừng 40 phút, hàng trăm chiếc cùng đăng ký thì chi phí về tiền bạc, thời gian là rất lớn. Bên cạnh đó, quy định về kiểm định đồng hồ taxi, dù Nhà nước đã kiểm soát chặt về chất lượng mà vẫn bắt doanh nghiệp đăng kiểm một năm/lần là rất lãng phí. Những quy định này có thể bãi bỏ luôn được”, ông Hùng đề xuất.
Một trong những bất cập về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực giao thông vận tải được ông Nguyễn Thanh Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Công ty TNHH Thiên Thảo Nguyên chỉ ra như tại khoản 4, Điều 15, Nghị định 86/2014/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định quy định doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định từ 300km trở lên phải có từ 20 xe trở lên đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các thành phố trực thuộc Trung ương; từ 10 xe trở lên đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các địa phương còn lại và từ 5 xe trở lên đối với đơn vị có trụ sở đặt tại huyện nghèo theo quy định của Chính phủ.
“Tuy nhiên, theo thống kê, số đơn vị kinh doanh vận tải trên cả nước có quy mô nhỏ hơn 5 xe là 17.799/24.580 đơn vị, chiếm 72,4% tổng số đơn vị kinh doanh vận tải. Như vậy, nếu thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định 86 thì hầu hết các đơn vị vận tải sẽ dừng hoạt động do không đáp ứng được quy định về quy mô. Vì vậy, quy định này nên được bãi bỏ, thay vào đó nên quy định theo hướng doanh nghiệp kinh doanh vận tải phải đảm bảo số lượng, chất lượng, niên hạn sử dụng của phương tiện tùy theo hình thức kinh doanh và quy mô của doanh nghiệp”, ông Tùng kiến nghị.
猜你喜欢
- Xuất hiện vết nứt dài hàng trăm mét sau 2 tiếng nổ lớn ở Đắk Nông
- Nối nghiệp ông cha
- Bệnh sốt xuất huyết diễn biến phức tạp
- Thu 275 đơn vị máu tình nguyện đợt 1
- Ứng dụng chia sẻ hình ảnh Instagram bất ngờ bị ngừng hoạt động
- Cùng Larue mang sắc Xuân bừng sáng trung tâm 3 thành phố lớn
- 2,7 tỷ đồng chữa bệnh miễn phí cho bệnh nhân nghèo
- Phát hiện cá lạ trên hồ Thác Mơ
- Mỹ cáo buộc Triều Tiên tiến hành các vụ tấn công mạng từ năm 2009