88Point88Point

【nhan dinh real】Cổ đông ngân hàng lo lắng về các khoản tín dụng bất động sản

Tín dụng bật tăng mạnh,ổđôngngânhànglolắngvềcáckhoảntíndụngbấtđộngsảnhan dinh real ngân hàng "siết" cho vay bất động sản
Bất động sản An Gia được xếp hạng tín nhiệm với triển vọng ổn định
Cổ đông ngân hàng lo lắng về các khoản tín dụng bất động sản
Dự án FLC Tropical tại Hạ Long. Ảnh: ST

Đẩy mạnh thu nợ trước hạn

Tại ĐHĐCĐ thường niên của Ngân hàng Sacombank – một trong những chủ nợ lớn của Tập đoàn FLC, nhiều cổ đông đã bày tỏ lo ngại về các khoản nợ của tập đoàn này và các doanh nghiệp liên quan.

Trước những lo lắng của cổ đông, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Tổng giám đốc Sacombank cho biết, dư nợ với hệ sinh thái FLC ở mức trên 5.000 tỷ đồng, trong đó có cả của Bamboo Airways. Các khoản vay này đều nhằm mục tiêu đồng hành cùng hàng không, du lịch và đã được truyền thông rộng rãi. Các khoản vay vừa đảm bảo bằng cổ phiếu, đằng sau là nhiều dự án bất động sản, vì vậy việc xử lý các tài sản này cũng tốt.

Ông Dương Công Minh, Chủ tịch HĐQT Sacombank, cho biết thêm, khoản nợ của Tập đoàn FLC có trị giá 3.200 tỷ đồng, hiện Sacombank đã thu hồi được 2.600 tỷ đồng và sẽ thu hồi xong toàn bộ khoản vay trong vòng 1 tháng nữa. Theo ông Minh, đây là khoản nợ tốt, nhưng do sức ép dư luận nên Sacombank phải thu hồi sớm và phái FLC cũng đang hợp tác rất tốt.

Các khoản nợ liên quan tới Tập đoàn FLC cũng là một trong những chủ đề nóng tại ĐHĐCĐ thường niên của Ngân hàng OCB. Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc OCB cho biết, số dư nợ 1.500 tỷ đồng mà OCB cho Tập đoàn FLC vay tập trung ở 2 dự án Tropical 1 và Tropical 2 ở Quảng Ninh. Khi thực hiện cho vay, ngân hàng căn cứ vào từng dự án cụ thể, có đầy đủ pháp lý, giải phóng mặt bằng xong mới cho vay. OCB cũng thực hiện quản lý rủi ro rất chặt chẽ. Các khoản vay này đều có tài sản đảm bảo bằng bất động sản là trên 2.000 tỷ đồng và là những bất động sản đã được cấp sổ cho chủ đầu tư chứ không phải hình thành trong tương lai.

Ông Tùng cho biết, trước khi xảy ra sự việc ông Trịnh Văn Quyết bị bắt, FLC thực hiện rất tốt việc thanh toán gốc và lãi và hiện các bên cũng đang phối hợp chặt chẽ với ngân hàng để xử lý các khoản nợ. Tuy nhiên, ông Tùng cũng đánh giá đây là một rủi ro lớn và OCB đang tăng cường kiểm soát dòng tiền để đảm bảo thu hồi nợ. Hiện 2 dự án này vẫn đang tiếp tục được triển khai và đã bán được hàng với khoản dự thu là 2.400 tỷ đồng, với mức này thì FLC hoàn toàn đủ khả năng trả nợ cho ngân hàng.

OCB cũng kiểm soát chặt chẽ việc giải ngân. Cụ thể tại dự án Tropical 2 có hạn mức là 400 tỷ, nhưng thực tế giải ngân chỉ 280 tỷ do ngân hàng chỉ giải ngân khi chủ đầu tư xuất trình các chứng từ phù hợp. Ngoài dư nợ cho vay FLC, OCB cũng cho Bamboo Airways vay 1.000 tỷ đồng và được thế chấp bằng các bất động sản.

Hiện OCB cũng đang thương thảo để thu nợ trước hạn dự kiến 1.500 tỷ đồng. Dự kiến ngay trong tháng này dư nợ sẽ giảm 1.200-1.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, với những dự án đang triển khai, có nguồn thu thì ngân hàng vẫn tạo điều kiện để phía FLC triển khai kinh doanh.

“Việc ông Trịnh Văn Quyết bị bắt là sự kiện nghiêm trọng đối với việc quản lý tín dụng của OCB, nhưng do làm đúng ngay từ đầu và làm rất cẩn trọng nên đến nay chưa có gì đáng lo ngại” – ông Tùng nói.

Ông Tùng cũng cho biết, hiện NHNN đang giám sát rất chặt chẽ các khoản vay này và OCB cũng có báo cáo thường xuyên, chi tiết từng khoản vay, từng khoản phát sinh và phối hợp xử lý nếu có xảy ra rủi ro.

Giảm tín dụng vào bất động sản

Theo bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, dư nợ bất động sản tại Sacombank hiện chiếm 22%, trong đó 60% là cho vay người dân, tiêu dùng xây, sửa nhà. Dư nợ cho vay doanh nghiệp bất động sản ở mức 30.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng dư nợ gần 400.000 tỷ của ngân hàng. Theo bà Diễm, Sacombank là ngân hàng kiểm soát cho vay bất động sản tốt nhất.

Trong khi đó, tại Ngân hàng OCB, ông Nguyễn Đình Tùng cho hay, dư nợ cho vay liên quan đến các dự án bất động sản hiện chiếm tỷ trọng 9%. Bản chất của các dự án bất động sản OCB cho vay là các dự án của các đối tác mà ngân hàng muốn tạo nguồn hàng để cho vay bán lẻ, tức là năm nay có thể là cho vay dự án bất động sản, nhưng sang năm sẽ chuyển thành tín dụng bất động sản tiêu dùng. Trong năm nay, OCB cũng định hướng sẽ giảm tín dụng bất động sản và đưa về mức dưới 8% với bất động sản kinh doanh, đồng thời giảm lượng cho vay với các khách hàng tập trung lớn mà sẽ đa dạng hóa khách hàng.

Trong khi đó, đại diện Ngân hàng Techcombank khẳng định sẽ tiếp tục duy trì định hướng cho vay bất động sản. Bởi trong năm 5 năm qua Techcombank chưa gặp vấn đề nào với các khoản vay bất động sản, tỷ lệ nợ xấu với danh mục tín dụng này gần như bằng 0. Theo đó, những năm qua, ngân hàng cho vay những người có nhu cầu mua nhà, tập trung các dự án tốt, hạn chế tối đa việc cho vay các dự án mang tính đầu cơ không mang lại giá trị. Trong số đó, các dự án bất động sản tốt còn kéo theo lĩnh vực xây dựng, vật tư, thiết bị... đem lại nhiều giá trị cho người dân và xã hội.

Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM vừa có văn bản gửi các tổ chức tín dụng trên địa bàn nhằm triển khai ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về phát triển thị trường bất động sản TPHCM ổn định, lành mạnh.

Theo đó, Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM yêu cầu quản lý chặt chẽ tình hình cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, chuyển tiền thu được từ bất động sản ra nước ngoài, thực hiện chính sách tín dụng linh hoạt đáp ứng nhu cầu thực về nhà ở của người dân. Đồng thời, hạn chế tín dụng cho đầu tư bất động sản cao cấp, bất động sản du lịch nghỉ dưỡng và đầu cơ bất động sản.

赞(9)
未经允许不得转载:>88Point » 【nhan dinh real】Cổ đông ngân hàng lo lắng về các khoản tín dụng bất động sản