【mu vô địch c1】Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị rà soát lại dự án luật theo tinh thần đổi mới, phân cấp, quản lý theo quy luật thị trường và thiết kế các công cụ không để tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, khuyến khích đổi mới sáng tạo, dứt khoát bỏ tư duy không quản được thì cấm. |
Dứt khoát bỏ tư duy không quản được thì cấm
Về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề cập một số vấn đề mang tính quan điểm và một số nội dung cụ thể.
Về một số quan điểm, Thủ tướng cho rằng nước ta là nước đang phát triển, nền kinh tế đang chuyển đổi, quy mô kinh tế khiêm tốn, độ mở cao, sức chống chịu với các cú sốc bên ngoài còn hạn chế. Do đó, cần có cơ chế, chính sách huy động các nguồn vốn, nguồn lực hợp pháp một cách tối đa và hiệu quả nhất cho phát triển; gồm nguồn lực Nhà nước, nguồn lực trong nhân dân, nguồn lực xã hội, nguồn phát hành trái phiếu, nguồn lực đi vay, nguồn lực hợp tác công tư…
Muốn vậy, các quy định của pháp luật phải để các cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao trách nhiệm biết rõ thế nào là đúng luật để làm, thế nào là không đúng luật để tránh, từ đó mới khuyến khích đổi mới sáng tạo. Đây là nội dung hết sức quan trọng để phát triển nền kinh tế trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, đưa đất nước vào kỷ nguyên mới, xây dựng đất nước giàu mạnh, hùng cường, thịnh vượng, nhân dân ngày càng hạnh phúc, ấm no.
Điều này đòi hỏi phải đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm, cách vận hành, dựa trên tổng kết thực tiễn, những gì được thì tiếp tục phát huy, những gì chưa được thì phải sửa, vướng mắc phải tháo gỡ, thách thức phải vượt qua. Tình hình thay đổi thì nhiệm vụ thay đổi, phương thức, cách làm phải thay đổi và tổ chức cũng phải thay đổi phù hợp điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam.
Thủ tướng nhắc lại quan điểm nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, tầm nhìn, động lực bắt nguồn từ đổi mới, sáng tạo, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân và doanh nghiệp. Và đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển.
Tuy nhiên, đổi mới, sáng tạo và hội nhập đều phải căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của đất nước ta trong bối cảnh quốc tế hiện nay; từ đó kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước và sức mạnh ngoài nước. Quá trình đổi mới sáng tạo, huy động nguồn lực phải lấy nội lực là chính, mà nội lực ngoài con người, thiên nhiên và truyền thống lịch sử-văn hóa, thì cơ chế, chính sách cũng là nguồn lực.
Cơ chế, chính sách đúng, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể đất nước, với xu thế của thời đại thì sẽ nhân đôi, thậm chí nhân ba sức mạnh, giúp chuyển đổi trạng thái, xoay chuyển tình thế, Thủ tướng khẳng định và dẫn chứng cơ chế khoán 10, khoán 100 đã giúp Việt Nam từ nước nhập khẩu gạo thành nước xuất khẩu gạo ngay.
Đi vào một số vấn đề liên quan dự án luật, Thủ tướng cho biết qua mỗi giai đoạn lịch sử, chúng ta có các mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước khác nhau, theo yêu cầu đặt ra trong từng giai đoạn. Song mô hình đến nay vẫn chưa ổn định, bởi chúng ta đang trong quá trình chuyển đổi, nền kinh tế đang phát triển. Việc định hình mô hình phù hợp, chúng ta đang trong quá trình làm, vừa làm vừa nghiên cứu, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội
Vừa qua, sau khi chúng ta thực hiện mô hình Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp thì cũng có những cái được, những mặt tích cực, nhưng cũng có mặt chưa được, do đó phải tiếp tục suy nghĩ, tổng kết. Thủ tướng nêu quan điểm, hoạt động của doanh nghiệp phải theo quy luật thị trường, tôn trọng quy luật cung cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, không thể can thiệp bằng các biện pháp hành chính.
Thủ tướng nhắc lại quan điểm nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, tầm nhìn, động lực bắt nguồn từ đổi mới, sáng tạo, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân và doanh nghiệp. Và đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển. |
"Can thiệp thế sẽ làm méo mó thị trường. Không phải cơ quan hành chính mà can thiệp là không đúng quy luật, không phù hợp tư duy và sự phát triển. Nên quản lý các doanh nghiệp theo cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế và phù hợp với điều kiện Việt Nam" - Thủ tướng nêu quan điểm.
Về kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, Thủ tướng đề xuất quy định hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình, làm sao bảo tồn và phát triển được vốn nhà nước. Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chỉ định hướng và có công cụ kiểm tra, giám sát, không để thất thoát, lãng phí, chống tiêu cực. Song ông cũng lưu ý, quy định của pháp luật phải rõ để người làm có thể sáng tạo và không e sợ.
Vấn đề khác được Thủ tướng nhấn mạnh là cần đẩy mạnh phân cấp, quy định trong luật rõ ràng. Đầu tư công thì phải theo Luật Đầu tư công, còn với vốn của doanh nghiệp Nhà nước thì hội đồng quản trị phải quyết định việc đầu tư vào đâu, nếu quyết định sai thì phải chịu trách nhiệm, không phải xin các cấp hành chính.
Theo Thủ tướng, những yếu tố quan trọng làm nên thành công với bất kỳ công việc nào là thời gian, trí tuệ và quyết định kịp thời, đúng lúc. Dẫn quan điểm của Tổng Bí thư Tô Lâm về chống lãng phí, trong đó có lãng phí thời gian - Thủ tướng khẳng định thời gian là tiền bạc, "loay hoay" xin thêm một cấp hành chính nữa sẽ làm lãng phí thời gian.
Thủ tướng đồng tình với cơ quan thẩm tra rằng khi đánh giá doanh nghiệp nhà nước cần đánh giá tổng thể giá trị mang lại, dựa trên hiệu quả chung, không đánh giá từng việc một, tạo không gian khuyến khích đổi mới sáng tạo, dám nghĩ dàm làm. Thủ tướng nêu ví dụ trong 10 việc được giao, có thể 2 - 3 việc họ làm chưa tốt, thua lỗ nhưng "tổng thể vẫn dương" là bảo toàn và phát triển vốn.
Thủ tướng cũng đề nghị dự thảo luật nên quy định rõ quản lý tới doanh nghiệp 100% vốn nhà nước (doanh nghiệp F1) hay tới doanh nghiệp F2, F3, F4… và tới người chịu trách nhiệm trực tiếp, còn lại để họ quản lý cấp dưới, tương tự như tinh thần Trung ương quản lý tỉnh, tỉnh quản lý huyện, huyện quản lý xã, trung ương không làm thay tỉnh, tỉnh không thay huyện, huyện không làm thay xã, địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm. Quản lý doanh nghiệp nhà nước cũng cần theo cơ chế này, không can thiệp sâu vào các doanh nghiệp F3, F4.
Tóm gọn lại, Thủ tướng đề nghị rà soát lại dự án luật theo tinh thần đổi mới, phân cấp, quản lý theo quy luật thị trường và thiết kế các công cụ không để tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, khuyến khích đổi mới sáng tạo, dứt khoát bỏ tư duy không quản được thì cấm. Các bộ ngành thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước bằng các công cụ như chương trình, kế hoạch, luật pháp, cơ chế, chính sách, giám sát, kiểm tra, thi đua, khen thưởng, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm.
"Làm sao khi ban hành luật thì một số vướng mắc được tháo gỡ, một số vấn đề thực tiễn đặt ra nhưng chưa có quy định được giải quyết, một số quy định lạc hậu so với thực tiễn cần bỏ đi, tinh thần là bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo", Thủ tướng nói.
Thủ tướng lấy ví dụ có đối tác tài trợ nguồn vốn 300 triệu USD xây dựng đường dây tải điện, nhưng giao cho công ty mẹ thì không đủ vốn đối ứng, còn giao công ty con thì vướng quy định dù có đủ vốn để làm. Về thực tiễn tốt, Thủ tướng lấy ví dụ về nhiều dự án kéo dài (như Nhiệt điện Thái Bình 2 hay chuỗi dự án điện khí Lô B) khi mạnh dạn giao doanh nghiệp tự quyết thì giải quyết được.
Cho rằng quy định hiện hành rõ ràng đang có vướng mắc, nên doanh nghiệp nhà nước không đầu tư được nhiều, Thủ tướng đề nghị, những gì đã chín đã, rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện có hiệu quả, được đa số đồng tình thì đưa vào luật, những gì còn đang biến động, chưa ổn định thì giao Chính phủ quy định, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội. Từ đó, phát huy được nguồn lực từ hàng triệu tỷ đồng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp, các doanh nghiệp Nhà nước tăng cường đầu tư và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Đảng, Nhà nước và nhân dân. Nếu quản lý theo tư duy cũ thì không phát triển được - Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng đề nghị, những gì đã chín đã, rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện có hiệu quả, được đa số đồng tình thì đưa vào luật, những gì còn đang biến động, chưa ổn định thì giao Chính phủ quy định, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội. |
Đề xuất mở rộng phạm vi và đối tượng thử nghiệm có kiểm soát
Về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, Thủ tướng cho biết, hiện chuyển đổi số đang diễn ra rất nhanh với các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, internet vạn vật. Trên thế giới, rất nhiều nước đang đặt vấn đề quản lý và thúc đẩy trí tuệ nhân tạo, vừa thúc đẩy phát triển vừa quản lý được. Do đó, việc ban hành luật mới là cần thiết vì chuyển đổi số là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn phát triển mới.
Thủ tướng cũng cho rằng, không nên băn khoăn về việc "luật vừa ban hành xong lại phải sửa". Việc xây dựng, ban hành các quy định phụ thuộc vào thông tin có được, thực tiễn tình hình và tư duy, suy nghĩ ở một thời điểm nhất định, nhưng khi tình hình khác, quy định có vướng mắc, không đáp ứng yêu cầu thực tiễn thì mạnh dạn sửa, đó cũng là điều tự nhiên, bình thường - Thủ tướng nêu quan điểm.
Người đứng đầu Chính phủ cũng đề nghị muốn phát triển lĩnh vực nào thì phải có ưu đãi. Hiện chúng ta đang ưu tiên tăng trưởng, thì ngoài việc làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng) thì phải thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, trong đó có lĩnh vực công nghệ số.
Nêu rõ tầm quan trọng của ngành chip bán dẫn, Thủ tướng Chính phủ cho rằng, muốn đi trước đón đầu, phải đi bằng công nghệ mới này. Do đó, phải có ưu tiên về đất đai, thuế, phí, lệ phí, cung cấp điện, nước, hạ tầng và tài chính…
Trong đó, Thủ tướng nêu rõ, ưu đãi về tài chính là một cách thức thu hút nhà đầu tư, các tập đoàn lớn của thế giới mở rộng hoạt động sản xuất chip tại Việt Nam, tạo cơ hội tiếp cận và chuyển giao công nghệ. Song song với ưu đãi tài chính, cần có những hỗ trợ phù hợp để tận dụng tốt ưu thế địa lý, đủ sức thuyết phục với các nhà đầu tư, tập đoàn lớn. Đồng thời, việc thu hút doanh nghiệp lớn phải tính toán kỹ lưỡng lợi ích quốc gia trên tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ. Phải lấy lợi ích tổng thể, lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết chứ không chỉ tính toán lợi ích cụ thể.
Đối với cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox), Thủ tướng Chính phủ nêu quan điểm, nếu cứ giữ vòng an toàn của mình thì không gian sáng tạo sẽ hạn chế, trong khi "đổi mới để vươn cao, sáng tạo để bay xa".
Thủ tướng cho rằng, nếu thử nghiệm không gian sáng tạo thì nên mở rộng phạm vi và đối tượng thử nghiệm thuộc ngành công nghệ số; còn nếu cần kiểm soát thì kiểm soát về thời gian mới là điều quan trọng và hiệu quả hơn kiểm soát phạm vi và đối tượng. Ví dụ, cho phép thử nghiệm một năm, nếu làm tốt, hiệu quả thì tiếp tục, mở rộng ra, còn nếu không tốt, không ổn thì hạn chế, dừng lại.
Thủ tướng cũng cho rằng, một trong những thách thức lớn nhất của chúng ta trong ngành công nghệ số là nguồn nhân lực, trong khi dân số Việt Nam trẻ và người Việt Nam có tư duy toán học tốt. Do đó, phải có chính sách để khuyến khích các cơ sở giáo dục - đào tạo tăng cường đào tạo nhân lực cho bán dẫn, điện toán đám mây, Internet vạn vật…
Đồng thời, công nghệ số, trí tuệ nhân tạo đang phát triển trong mọi ngành, mọi lĩnh vực, tác động tới mọi người, mọi nhà và sẽ để lại khoảng cách lớn rất nhanh với những người yếu thế, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo… do đó phải có chính sách hỗ trợ với tinh thần "không để ai bị bỏ lại phía sau" trong chuyển đổi số.
Bên cạnh đó, do tình hình đang biến đổi rất nhanh, Thủ tướng Chính phủ cũng đề nghị luật chỉ quy định khung, nguyên tắc, còn lại giao cho Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương quy định, Quốc hội tăng cường công cụ giám sát, kiểm tra, đôn đốc và điều chỉnh nếu thấy chưa được, để vừa mở rộng không gian sáng tạo, vừa nâng cao hiệu quả quản lý.
Với cả 2 dự án luật, Thủ tướng lưu ý cần quy định về điều khoản chuyển tiếp và về áp dụng pháp luật để không tạo khoảng trống pháp lý và xử lý được khi các luật có quy định khác nhau.
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/125c799528.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。