您的当前位置:首页 > Cúp C2 > 【nhandinhbongda aegoal】Trung Quốc tiếp tục tăng cường quân sự ở Biển Đông 正文

【nhandinhbongda aegoal】Trung Quốc tiếp tục tăng cường quân sự ở Biển Đông

时间:2025-01-26 00:29:39 来源:网络整理 编辑:Cúp C2

核心提示

Trong thời gian gần đây, ngoài việc tiếp tục bồi đắp, mở rộng các đảo, Trung Quố nhandinhbongda aegoal

Trong thời gian gần đây,ốctiếptụctăngcườngqunsựởBiểnĐnhandinhbongda aegoal ngoài việc tiếp tục bồi đắp, mở rộng các đảo, Trung Quốc không ngừng gia tăng sự hiện diện quân sự ở Biển Đông nhằm thực hiện ý đồ độc chiếm biển này. Hành động của Trung Quốc đã gây quan ngại cho các nước trong khu vực và trên thế giới.

Máy bay tiêm kích J-11 hạ cánh trên đường băng ở đảo Phú Lâm.

Sau khi xây dựng căn cứ trực thăng quân sự ở đảo Quang Hòa và bố trí tên lửa đất đối không HQ-9 trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Trung Quốc lại tiếp tục điều máy bay tiêm kích tới đảo Phú Lâm. Tình báo Mỹ đã phát hiện máy bay tiêm kích thế hệ thứ tư Shenyang (Thẩm Dương) J-11 và máy bay tiêm kích ném bom Xian (Tây An) JH-7 đã hạ cánh xuống sân bay trên đảo Phú Lâm.

Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc đưa chiến đấu cơ J-11 ra đảo Phú Lâm. Hồi tháng 11 năm ngoái, Trung Quốc đã đưa loại máy bay này ra đảo Phú Lâm. Tuy nhiên, Trung Quốc đã phải rút loại máy bay này về đất liền chỉ sau một thời gian ngắn.

Máy bay tiêm kích J-11 là loại vũ khí đóng vai trò chủ lực trong không quân Trung Quốc, với hàng trăm chiếc trong biên chế. Tuy nhiên, loại máy bay tiêm kích này ngày càng đánh mất vị thế cạnh tranh so với các mẫu máy bay chiến đấu của phương Tây, do nó được phát triển từ máy bay Su-27 của Nga có từ cách đây nhiều thập kỷ. Các kỹ sư Trung Quốc đã nghiên cứu và thiết kế “nhái theo” Su-27 để cho ra đời J-11 và biến thể thành J-11B nhằm thu hẹp khoảng cách về không quân đối với Đài Loan và phương Tây. Không quân Trung Quốc nhanh chóng được trang bị loại chiến đấu cơ này. Máy bay tiêm kích J-11 có tầm hoạt động trên 3.500km và có thể bay xa hơn nữa nếu được gắn thêm thùng dầu phụ, bởi nó không có khả năng tiếp dầu trên không. Theo các chuyên gia quân sự quốc tế, với việc đưa máy bay tiêm kích J-11 xuống quần đảo Hoàng Sa, không quân Trung Quốc có thể kéo dài phạm vi hoạt động của mình thêm 1.000km xuống phía Nam, và nếu tàu sân bay Liêu Ninh được triển khai ở vùng biển này, máy bay chiến đấu của Trung Quốc có thể hoạt động trên khắp Biển Đông và mở rộng phạm vi kiểm soát quân sự trên vùng biển này. Máy bay tiêm kích J-11 và máy bay tiêm kích ném bom JH-7 kết hợp với giàn tên lửa HQ-9 có thể hình thành nên những lớp chiến đấu đan xen nhau xung quanh quần đảo Hoàng Sa, bảo vệ cửa ngõ phía Nam của các căn cứ hải quân và tàu ngầm trên đảo Hải Nam cũng như một vùng biển rộng lớn ở phía Bắc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Máy bay tiêm kích ném bom JH-7 có khả năng phát hiện và bắn hạ máy bay tàng hình tối tân F-22 của Mỹ từ khoảng cách trung bình. Máy bay tiêm kích JH-7 được trang bị công nghệ tác chiến  điện tử không thua kém gì máy bay tấn công điện tử EA-18G của Mỹ, có thể vô hiệu hóa khả năng tàng hình của máy bay F-22, thậm chí là tiêu diệt loại máy bay thế hệ thứ năm này của Mỹ. Theo một số chuyên gia quân sự Trung Quốc, máy bay tiêm kích JH-7 có bán kính tác chiến và tốc độ tương đương với máy bay tiêm kích J-11 và khi bay phối hợp với loại máy bay này, nó có thể hình thành một lớp khiên phòng thủ điện tử bảo vệ chiến đấu cơ khỏi các máy bay tàng hình của đối phương. Ngoài việc mang theo các khí tài tác chiến điện tử, máy bay tiêm kích JH-7 còn có thể gắn các tên lửa không đối không chống bức xạ tầm trung có khả năng bắn hạ những chiến đấu cơ tàng hình mà nó phát hiện ra.

Tuy các loại máy bay tiêm kích J-11 và tiêm kích ném bom JH-7 là loại máy bay khá hiện đại của Trung Quốc, nhưng theo các chuyên gia quân sự, các chiến đấu cơ này chỉ có thể đóng vai trò hạn chế trên Biển Đông và chủ yếu là thực hiện chức năng phòng thủ, bởi chúng đều là những mẫu máy bay khá lạc hậu, khó có thể đọ sức với những máy bay tiêm kích tàng hình hiện đại của không quân Mỹ như F-22, F-35 đang hoạt động ở châu Á - Thái Bình Dương.

Máy bay tiêm kích J-11 là chiến đấu cơ đa nhiệm một chỗ ngồi, là một biến thể của tiêm kích Su-27SK của Nga. Máy bay này có khả năng không chiến và tấn công mặt đất. Máy bay dài 21,9m, sải cánh 14,7m, cao 5,9m, có thể cất cánh với trọng lượng 33.000kg. J-11 được trang bị một pháo 30mm, có 10 giá treo cho phép mang theo nhiều loại tên lửa tầm ngắn và tầm xa không đối không. Ngoài ra, J-11 còn có thể chở theo tên lửa không dẫn đường và bom chùm rơi tự do.

J-11 có thế bay ở độ cao tối đa 19.000m, tốc độ tối đa là 2.878 km/giờ, tầm hoạt động 3.530km. Tốc độ tối đa trên biển khi không mang theo vũ khí đạt 1.400 km/giờ.

Máy bay tiêm kích ném bom JH-7 là máy bay chiến đấu 2 chỗ ngồi, tầm hoạt động ở tốc độ bình thường 1.759km. Tốc độ tối đa của JH-7 là 1.808 km/giờ, trần bay 16.000m. JH-7 được trang bị một pháo tự động 2 nòng 23mm và nhiều loại tên lửa không đối không, tên lửa chống hạm, bom. Máy bay có 9 giá treo, có thể chở 9 tấn vũ khí.

 

TRUNG HƯNG tổng hợp