您的当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【kèo melbourne victory】Cần cơ chế đặc thù để phát triển văn hóa, con người Hà Nội 正文
时间:2025-01-24 23:17:56 来源:网络整理 编辑:Ngoại Hạng Anh
Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ được trình Quốc kèo melbourne victory
TheầncơchếđặcthùđểpháttriểnvănhóaconngườiHàNộkèo melbourne victoryo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6, xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7.
Việc sửa đổi Luật Thủ đô sau hơn 10 năm thi hành là vô cùng cần thiết nhằm khắc phục những khó khăn, vướng mắc, bất cập phát sinh trong quá trình thi hành Luật; tạo cơ sở pháp lý vững chắc để quy định và thực hiện các cơ chế đặc thù, vượt trội giúp khai thác hiệu quả các nguồn lực cho Thủ đô phát triển bứt phá.
Để thực hiện mục tiêu đó, Luật Thủ đô (sửa đổi) đòi hỏi phải đưa ra những chính sách có tầm nhìn mới và thật sự vượt trội. Một số chính sách đáng chú ý trong dự thảo luật là chính sách phát triển văn hóa và chính sách an sinh xã hội của Thủ đô.
Đây là những chính sách góp phần xây dựng văn hóa người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hóa, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam; đưa văn hóa, con người Hà Nội trở thành nguồn lực nội sinh để phát triển bền vững Thủ đô; nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô.
Báo VietNamNetcó cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng để làm rõ thêm về vấn đề này.
Phát triển Thủ đô bằng giá trị lịch sử và nguồn lực văn hóa
Thưa Thứ trưởng, ông đánh giá như thế nào về thực trạng phát triển văn hóa và con người Hà Nội hiện nay? Để phát triển văn hóa Thủ đô xứng tầm với truyền thống nghìn năm Thăng Long - Hà Nội; xây dựng Hà Nội thực sự là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hóa của cả nước, trở thành nguồn lực phát triển mới cho Thủ đô thì dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) có những chính sách đặc thù ra sao trong phát triển văn hóa của Thủ đô?
Văn hóa Hà Nội là nơi hội tụ, kết tinh và lan tỏa những giá trị truyền thống, giá trị thời đại, là nơi thử thách bản lĩnh của một dân tộc trước những thay đổi mang tính nhận đường ở một giai đoạn lịch sử. Cái điềm tĩnh trong tiếp nhận, cái vững vàng vượt qua thử thách, cách chọn lọc cái hay để học theo và đặc biệt là sự từng trải và vững vàng trước các giông bão là một phẩm chất rất đặc biệt của sức sống văn hóa Hà Nội.
Với hơn 1000 năm văn hiến, từ thuở là kinh thành Thăng Long cho tới nay, Hà Nội vẫn luôn là trung tâm văn hóa lớn nhất nước. Thành phố Hà Nội luôn xác định, coi trọng phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là trung tâm trong chính sách phát triển bền vững của Thủ đô. Giai đoạn 2016-2020, chi đầu tư phát triển văn hóa tăng 30% so với thời kỳ trước. Thủ đô Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước trở thành thành viên mạng lưới các “Thành phố sáng tạo” của UNESCO. Công nghiệp văn hóa Thủ đô đã có bước phát triển nhất định, đóng góp khoảng 1,49 tỷ USD vào tổng sản phẩm trên địa bàn (chiếm tỷ trọng 3,7% GRDP của Thành phố, theo số liệu năm 2018). Với số lượng di tích đứng đầu cả nước gồm 5.922 di tích các loại, trong đó có 05 di sản thế giới, thành phố Hà Nội đã triển khai và đạt được một số kết quả tích cực trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của Thủ đô; quan tâm tới việc vinh danh các nghệ nhân trong lĩnh vực Di sản văn hóa phi vật thể (Thủ đô Hà Nội dẫn đầu cả nước về số lượng nghệ nhân trong lĩnh vực Di sản văn hóa phi vật thể được Nhà nước phong tặng).
Bên cạnh những thành tựu đạt được, phát triển văn hóa và con người, Hà Nội vẫn còn những hạn chế nhất định, chưa xứng tầm với vai trò, vị thế của Thủ đô. Việc bảo tồn, khai thác, phát huy vai trò của văn hóa trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập chưa tương xứng với các tiềm năng, thế mạnh, bề dày văn hóa lịch sử Thủ đô. Một số di sản, giá trị văn hóa tinh thần người Hà Nội đang dần bị mai một. Giai đoạn 2013-2020, trong 5.922 di tích trên địa bàn Thành phố, có 1.617 di tích xuống cấp thì mới có 1.125 di tích được tu bổ, tôn tạo, đạt tỷ lệ 70%, còn 492 di tích xuống cấp (chiếm 30%) cần được tu bổ, tôn tạo nhưng chưa có nguồn lực cần thiết để thực hiện. Xã hội hóa và huy động, sử dụng nguồn lực xã hội trong lĩnh vực văn hoá còn bất cập (giai đoạn 2016-2020, tổng số dự án đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích trên toàn Thành phố là 492 dự án với tổng kinh phí đầu tư là 3.461 tỷ đồng, trong đó, ngân sách xã hội hóa là 873 tỷ đồng, chiếm 25,22% tổng kinh phí đầu tư vào các dự án). Văn hóa chưa thực sự trở thành nguồn sức mạnh, nguồn động lực cho cho phát triển KTXH, hội nhập quốc tế của Thủ đô.
Một trong các mục tiêu về phát triển văn hóa được đề ra trong Nghị quyết số số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đó chính là kết hợp hài hoà phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại; kết hợp hài hoà, nhuần nhuyễn giữa giữ gìn bản sắc văn hoá với phát triển kinh tế và giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, trong đó văn hóa, con người vừa là mục tiêu, vừa là nền tảng, nguồn lực, động lực để phát triển Thủ đô.
Với mục tiêu đó, trên cơ sở kế thừa quy định tại Điều 11 Luật Thủ đô năm 2012, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã thể chế hóa Nghị quyết số 15-NQ/TW với một số cơ chế đặc thù mới để phát triển văn hóa của Thủ đô, cụ thể:
Thứ nhất, xây dựng Trung tâm công nghiệp văn hóa trong theo quy hoạch. Quy định này nhằm thể chế hóa Nghị quyết số 15-NQ/TW về việc ưu tiên phát triển công nghiệp văn hoá, du lịch của Thủ đô thành ngành kinh tế mũi nhọn, nhất là du lịch văn hoá; đồng thời, cụ thể hóa các mục tiêu về thành phố sáng tạo theo kết quả của UNESCO về việc công nhận thành phố Hà Nội là thành viên mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO. Việc xây dựng Trung tâm công nghiệp văn hóa dựa trên tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô, kết hợp hài hoà, nhuần nhuyễn giữa bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá với phát triển kinh tế và giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá với mục tiêu phát triển công nghiệp văn hóa gắn với xây dựng Thành phố sáng tạo xứng tầm là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hóa của cả nước.
Thứ hai, giao HĐND thành phố Hà Nội quy định nội dung, mức hỗ trợ cao hơn quy định hiện hành đối với văn nghệ sỹ, nghệ nhân, người thực hành di sản văn hóa phi vật thể; việc truyền dạy, thực hành, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể; việc xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội đối với nghệ nhân di sản văn hóa phi vật thể (khoản 5 Điều 23).
Thực tế cho thấy, Hà Nội là địa phương có nhiều nghệ nhân được phong tặng danh hiệu cao quý nhất của cả nước. Năm 2022, cả nước có 628 nghệ nhân được phong tặng, truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú”, trong đó, 65 nghệ nhân nhân dân (Hà Nội dẫn đầu với 11/65 nghệ nhân) và 563 nghệ nhân ưu tú (Hà Nội dẫn đầu với 54/563 nghệ nhân). Do đó, dự thảo Luật Thủ đô cho phép HĐND thành phố Hà Nội quy định cơ chế hỗ trợ với phạm vi, mức cao hơn quy định hiện hành của Trung ương theo khả năng cân đối ngân sách của thành phố Hà Nội đối với nghệ nhân, người thực hành di sản văn hóa phi vật thể; việc truyền dạy, thực hành, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể; việc xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội đối với nghệ nhân di sản văn hóa phi vật thể. Đây sẽ là nguồn động viên vật chất, tinh thần to lớn, khuyến khích họ tiếp tục cống hiến, tạo động lực cho đội ngũ nghệ nhân kế cận tin tưởng vào việc giữ nghề và truyền nghề, tạo sự ổn định cho các làng, địa phương có nghề, thúc đẩy tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho lao động tại chỗ; đồng thời, là động lực, góp phần lan tỏa việc xây dựng văn hóa người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hóa, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam.
Thứ ba, bên cạnh khu vực “làng nghề” thì dự thảo Luật quy định tập trung nguồn lực để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của “làng có nghề” để tạo nền tảng thúc đẩy thiết kế sáng tạo, qua đó góp phần xây dựng thành phố sáng tạo. Hiện nay, thành phố Hà Nội có khoảng 1.350 làng nghề và làng có nghề, việc xây dựng trung tâm thiết kế sáng tạo về làng nghề ở Thủ đô sẽ là điểm nhấn đặc sắc của Thủ đô.
Thứ tư, để huy động nguồn lực cho phát triển văn hóa trên địa bàn Thủ đô, dự thảo Luật cho phép áp dụng PPP trong lĩnh vực văn hóa, đồng thời quy định quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu đối với dự án PPP thuộc lĩnh vực văn hóa thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư trong lĩnh vực y tế, giáo dục. Hiện nay, trên địa bàn Thủ đô có nhiều công trình do Nhà nước quản lý trong các lĩnh vực văn hóa đã xuống cấp cần được đầu tư nâng cấp sửa chữa; nhiều dự án, công trình văn hóa chưa được đầu tư mới, trong khi Luật PPP không quy định cho phép áp dụng trong lĩnh vực văn hóa. Thành phố Hà Nội đã phê duyệt chủ trương đầu tư 1.074/1.310 dự án thuộc 3 lĩnh vực y tế, cải tạo trường học và tôn tạo di tích; phê duyệt quyết định đầu tư 851 dự án và triển khai xây dựng 554 dự án. Hiện đã hoàn thành 218 dự án trong giai đoạn 2021 - 2022; dự kiến năm 2023 có thêm 339 dự án hoàn thành. Kế hoạch vốn đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện đầu tư 3 lĩnh vực trên địa bàn thành phố Hà Nội là gần 94 nghìn tỷ đồng, trong đó kế hoạch vốn ngân sách cấp thành phố trên 49 nghìn tỷ đồng và kế hoạch vốn ngân sách cấp huyện là trên 44 nghìn tỷ đồng. Đến nay, ngân sách Thành phố đã bố trí 769 dự án (đạt 58,7% kế hoạch) với số vốn 15.156,2 tỷ đồng (đạt 37,4% kế hoạch). Trên thực tế, tỉ lệ bố trí vốn đối ứng của các đơn vị trong năm 2021, 2022 và đầu năm 2023 chưa tương ứng với tỉ lệ Thành phố đã hỗ trợ và chưa đáp ứng đủ vốn trách nhiệm của ngân sách cấp huyện để hoàn thành dự án (do thu ngân sách huyện còn khó khăn, nguồn thu từ đất không đạt kế hoạch, ưu tiên bố trí vốn cho các dự án 100% ngân sách cấp huyện). Do đó, quy định nêu trên của dự thảo Luật sẽ góp phần thu hút, huy động nguồn lực đầu tư vào các lĩnh vực văn hóa của Thủ đô.
Thứ năm, vấn đề sử dụng tài sản công cũng là vấn đề thực tiễn đặt ra mà dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần phải có cơ chế đột phá để nâng cao hiệu quả sử dụng. Khoản 1 Điều 42 dự thảo Luật quy định cho phép thành phố Hà Nội áp dụng quản lý, vận hành và khai thác tài sản công theo phương thức nhượng quyền kinh doanh, quản lý đối với các công trình, hạ tầng văn hóa do Nhà nước đầu tư trên địa bàn Thủ đô. Đây là biện pháp phù hợp, giúp huy động nguồn lực xã hội tham gia, hợp tác với Nhà nước khai thác, vận hành và bảo trì có hiệu quả, đúng công năng của công trình văn hóa; tổ chức nhiều hơn, rộng rãi hơn các hoạt động văn hóa; giúp Nhà nước, nhà đầu tư thu được lợi ích kinh tế cao hơn từ việc hợp tác. Tuy nhiên, trong lĩnh vực văn hóa có nhiều loại hình công trình nên để phù hợp với thực tiễn, dự thảo Luật quy định bảo tàng, thư viện, di tích lịch sử, văn hóa không được nhượng quyền kinh doanh.
Thứ sáu, cho phép thành phố Hà Nội được áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát để phát triển khu thúc đẩy thương mại và văn hóa ở một số địa điểm trên địa bàn Thủ đô có tiềm năng, lợi thế về thương mại, dịch vụ, du lịch, văn hóa của Thủ đô. Khu vực nội đô lịch sử của Thủ đô Hà Nội với những đặc trưng là các phố “Hàng”, “phố ẩm thực Tống Duy Tân - Cấm Chỉ” là điều kiện thuận lợi để phát triển các khu cải tiến thương mại. Những thành công từ việc hình thành “phố đi bộ” vào các ngày cuối tuần ở Thủ đô Hà Nội là một ví dụ của việc hình thành các thúc đẩy thương mại và văn hóa khi Hà Nội tiến hành cải tạo, chỉnh trang và tái thiết khu vực nội đô lịch sử. Do đó, tôi cho rằng, quy định này của dự thảo Luật sẽ giúp cho việc phát triển dịch vụ thương mại du lịch tại các khu phố cổ, khu phố cũ, kinh tế đêm hay khu thúc đẩy thương mại, văn hóa tại Thủ đô Hà Nội. Kinh nghiệm ở nhiều quốc gia có các khu phố cũ, phố cổ đã hình thành các khu vực cải tiến thương mại để thu hút du lịch, phát triển các hoạt động thương mại ở địa phương đem lại nguồn thu cho người dân địa phương và Nhà nước như Canada, Hoa Kỳ, Anh, Australia, Singapore, Đức…
Thành phố đã đặt ra mục tiêu đến năm 2030, công nghiệp văn hóa Thủ đô cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác. Để đạt được mục tiêu đó, theo Thứ trưởng, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần tạo ra cơ chế ưu tiên gì cho việc phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô?
Công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế mới. Kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy, phát huy những giá trị đặc sắc của văn hóa thông qua phát triển công nghiệp văn hóa là một trong những yếu tố quan trọng, động lực cho sự phát triển bền vững, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay. Đây cũng chính là xu hướng phát triển chung của thế giới và được nhiều quốc gia lựa chọn để đưa vào chiến lược phát triển toàn diện và bền vững đất nước, góp phần gia tăng “sức mạnh mềm”, định vị thương hiệu mỗi quốc gia trên trường quốc tế.
Thành phố Hà Nội có nhiều thế mạnh để phát triển công nghiệp văn hóa, như hệ thống di sản văn hóa phong phú, đa dạng, đặc sắc (Hà Nội dẫn đầu cả nước với gần 6.000 di tích văn hóa, lịch sử, trong đó có 16 di tích, cụm di tích quốc gia đặc biệt, gần 1.200 di tích được xếp hạng quốc gia, 1 di sản văn hóa thế giới); nguồn lực con người to lớn và vô cùng quý giá (trên 51,7% dân số trẻ, tập trung 65% tổng số các nhà khoa học trong cả nước; hội tụ nhiều nghệ nhân giỏi, thợ lành nghề, cộng đồng sáng tạo trên lĩnh vực văn hóa). Hà Nội còn có thế mạnh là trung tâm lớn về khoa học - công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế, có mối quan hệ hợp tác với hơn 100 thủ đô các nước, quan hệ thương mại với trên 200 quốc gia, vùng lãnh thổ… Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển, là thị trường rộng mở để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp văn hóa.
Trên cơ sở xác định những lợi thế so sánh về bề dày lịch sử, trên nền tảng di sản văn hóa phong phú, đa dạng, nơi hội tụ, kết tinh, tỏa sáng, nơi nuôi dưỡng, thúc đẩy sự sáng tạo văn hóa, nơi tạo ra các sản phẩm và dịch vụ văn hóa chất lượng, thời gian qua, công nghiệp văn hóa Thủ đô đã có bước phát triển nhất định, đóng góp khoảng 1,49 tỷ USD vào tổng sản phẩm trên địa bàn (chiếm tỷ trọng 3,7% GRDP của Thành phố, theo số liệu năm 2018). Hà Nội đặt mục tiêu phấn đấu doanh thu từ công nghiệp văn hóa đạt 5% GRDP của Thành phố vào năm 2025, 8% vào năm 2030 và 10% vào năm 2045.
Nhằm thể chế hóa Nghị quyết số 15-NQ/TW, phát triển công nghiệp văn hóa trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của Thủ đô, xây dựng Hà Nội trở thành một trong 3 trung tâm công nghiệp văn hóa của cả nước, tạo nền tảng vững chắc, động lực quan trọng thúc đẩy xây dựng “Thành phố sáng tạo”, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này đã bổ sung một số quy định nhằm ưu tiên, thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô:
Thứ nhất, quy định đầu tư mới vào một số ngành công nghiệp văn hóa gồm: điện ảnh; nghệ thuật biểu diễn; mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; du lịch văn hóa thuộc danh mục dự án ưu đãi đầu tư.
Thứ hai, nội dung ưu đãi đầu tư bao gồm: được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước 10 năm và giảm 50% tiền thuê đất, thuê mặt nước cho thời gian còn lại; được áp dụng mức thuế suất 5% thuế thu nhập doanh nghiệp, trong đó, được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian 04 năm và giảm 50% số thuế thu nhập phải nộp trong 09 năm tiếp theo. Thời gian miễn thuế, giảm thuế đối với thu nhập của doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư mới quy định tại khoản này được tính từ năm đầu tiên có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư.
Cần cơ chế đặc thù để Hà Nội thực sự là điểm sáng
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã đề xuất một số cơ chế nhằm tạo nên bước chuyển mạnh mẽ về an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, tạo nền tảng vững chắc bảo đảm cho hành trình phát triển an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô. Xin Thứ trưởng cho biết cụ thể hơn về vấn đề này?
Trong những năm qua, hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô nhìn chung được bảo đảm khá tốt. Thành phố cũng đã ban hành và thực hiện nhiều chính sách đặc thù của Thủ đô Hà Nội. Trong giai đoạn 2016-2020, Thành phố đã xây dựng 10.000 nhà ở cho người có công, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 7.565 nhà ở cho hộ nghèo; quy định và thực hiện mức chuẩn trợ cấp xã hội của Thủ đô Hà Nội cao hơn quy định của Trung ương (440.000 đồng so với 360.000 đồng giai đoạn 2021-2025); các chính sách bảo trợ xã hội với đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội ngày càng được mở rộng, góp phần giảm bớt khó khăn cho các đối tượng yếu thế của xã hội; đẩy mạnh thực hiện các giải pháp giảm nghèo bền vững, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, giảm khoảng cách chênh lệch giàu nghèo thành thị, nông thôn, miền núi. Thủ đô Hà Nội là nơi có tỷ lệ nghèo giảm nhanh nhất, giảm mạnh từ 7,52% đầu năm 2011 xuống còn 0,21% cuối năm 2020.
Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, hệ thống an sinh xã hội của Thành phố vẫn còn một số hạn chế sau: Tỷ lệ giảm nghèo nhanh nhưng chưa thực sự bền vững, nguy cơ tái nghèo còn cao; chênh lệch mức sống giữa nông thôn và thành thị chậm cải thiện; việc huy động nguồn lực xã hội cho công tác an sinh xã hội còn hạn chế; các hình thức trợ giúp xã hội, cơ sở cai nghiện tự nguyện của khu vực tư nhân chưa được hỗ trợ phát triển (hiện nay, trên địa bàn Thành phố Hà Nội có 03 cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện ngoài công lập với 32 phòng có tổng diện tích là 636m2 đã được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cấp phép hoạt động theo Nghị định số 147/2003/NĐ-CP ngày 02/12/2003 của Chính phủ với nhiệm vụ chủ yếu là cắt cơn, giải độc cho người cai nghiện tự nguyện từ các địa phương trên cả nước); các cơ sở trợ giúp xã hội chưa phát triển mạnh, việc khuyến khích đầu tư, huy động nguồn lực đầu tư trong lĩnh vực an sinh xã hội còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng, điều kiện của Thủ đô; tốc độ đô thị hóa nhanh, di cư tự do, dịch chuyển việc làm gây áp lực cho khu vực đô thị trong việc cung cấp các dịch vụ xã hội và đảm bảo quyền thụ hưởng chính sách an sinh xã hội của người dân, đặc biệt là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương. Độ bao phủ đối tượng bảo trợ xã hội còn thấp, nhiều đối tượng có hoàn cảnh khó khăn nhưng chính sách bảo trợ xã hội chưa với tới được.
Nhằm thể chế hóa mục tiêu về phát triển an sinh xã hội của Thủ đô theo Nghị quyết số 15-NQ/TW, phát triển hệ thống an sinh xã hội toàn diện, bao phủ toàn dân, mở rộng đối tượng thụ hưởng chính sách, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận tối đa các dịch vụ xã hội thiết yếu, thực hiện đồng bộ các chính sách xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, dự thảo Luật đã bổ sung một số quy định về chính sách xã hội, an sinh, phúc lợi xã hội của Thủ đô:
Về chính sách xã hội, khoản 1 Điều 28 dự thảo Luật quy định HĐND thành phố Hà Nội quyết định bố trí ngân sách để hỗ trợ giảm nghèo, giải quyết việc làm, vay mua nhà ở xã hội; hỗ trợ công nhân, người lao động trong các khu công nghiệp vay mua nhà ở xã hội; hỗ trợ đất sản xuất cho hộ dân tộc thiểu số nghèo sinh sống ở xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi làm nghề nông, lâm nghiệp; hỗ trợ học phí học nghề trình độ trung cấp, cao đẳng cho người học thường trú tại Hà Nội và con công nhân lao động trong khu công nghiệp, khu chế xuất.
Về chính sách an sinh, phúc lợi xã hội, khoản 2 Điều 28 dự thảo Luật quy định hỗ trợ mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện (100% đối với người thuộc hộ nghèo; tối thiểu 60% đối với người thuộc hộ cận nghèo; tối thiểu 20% đối với các đối tượng khác); hỗ trợ 100% kinh phí mua bảo hiểm y tế đối với người khuyết tật, người cao tuổi từ 70 tuổi trở lên, phụ nữ thuộc hộ nghèo; hỗ trợ khám sức khỏe miễn phí hằng năm cho người cao tuổi thường trú trên địa bàn Thủ đô – đây là chính sách an sinh xã hội ưu việt của Thành phố nhằm góp phần ngăn chặn bệnh tật từ sớm, từ xa, giảm chi phí điều trị và tăng chất lượng sống cho người cao tuổi. Đây là hướng đi hoàn toàn phù hợp khi thành phố Hà Nội có tốc độ già hóa dân số nhanh nhưng số năm sống khỏe mạnh lại khá thấp.
Ngoài ra, để thu hút đầu tư vào cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập, các cơ sở cai nghiện ma túy ngoài công lập hoặc cơ sở cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện, nguồn lực đầu tư, khoản 4 Điều 45 dự thảo Luật quy định tổ chức, cá nhân đầu tư được hưởng các ưu đãi như miễn tiền sử dụng đất khi thành lập, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập từ các hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập, các cơ sở cai nghiện ma túy ngoài công lập hoặc cơ sở cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện; vay vốn với lãi suất ưu đãi trong 05 năm đầu thành lập theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội. Tiền ủng hộ, tài trợ của các tổ chức, doanh nghiệp cho các hoạt động tư vấn, tuyên truyền, đấu tranh phòng, chống ma túy, cai nghiện ma túy, phát triển cho các mô hình mới về cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện và tiền khen thưởng động viên cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác phòng chống ma túy được tính là chi phí hợp pháp của doanh nghiệp khi hạch toán. Tiền ủng hộ, tài trợ của các cá nhân cho các hoạt động tư vấn, tuyên truyền, đấu tranh phòng, chống ma túy, cai nghiện ma túy, phát triển cho các mô hình mới về cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện và tiền khen thưởng động viên cho các tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác phòng, chống ma túy được trừ vào thu nhập trước khi tính thuế đối với cá nhân cư trú tại thành phố Hà Nội.
Xin cảm ơn Thứ trưởng.
Văn Thường và nhóm PV, BTVTừ chối trả thưởng vé số trúng giải đặc biệt bị rách, công ty xổ số nói gì?2025-01-24 23:12
Thay đổi thiết kế, quy trình sản xuất theo hướng tuần hoàn2025-01-24 23:10
Thượng Hải ‘mách nước’ cho TP.HCM phát triển kinh tế xanh, giảm ô nhiễm2025-01-24 23:06
Phân loại rác tại nguồn: Hơn 300 mô hình ra đời, chung tay bảo vệ môi trường2025-01-24 23:03
Hãng công nghệ Nga ra mắt smartphone chống nghe trộm2025-01-24 23:01
Siêu thị, cửa hàng ngày càng 'xanh' để bảo vệ người tiêu dùng2025-01-24 22:45
Đà Nẵng vận động ngư dân phân loại và mang rác về bờ2025-01-24 22:30
Tiêu dùng xanh trong bối cảnh hiện nay: Thực trạng và giải pháp2025-01-24 21:56
Khẩn cấp ứng phó mưa lớn, lũ lụt tại các tỉnh miền Trung2025-01-24 20:45
Thượng Hải ‘mách nước’ cho TP.HCM phát triển kinh tế xanh, giảm ô nhiễm2025-01-24 20:45
Sạc nhanh pin điện thoại bằng một vài thủ thuật2025-01-24 23:14
Đà Nẵng vận động ngư dân phân loại và mang rác về bờ2025-01-24 22:28
Quản lý rác thải nhựa bằng việc nâng cao ý thức và thói quen tiêu dùng2025-01-24 22:11
Sử dụng nhựa sinh học, doanh nghiệp đối diện rủi ro kinh doanh2025-01-24 22:09
Dự báo thời tiết 23/7: Miền Bắc nắng nóng trở lại, Trung và Nam Bộ mưa to2025-01-24 21:57
Siêu thị, cửa hàng ngày càng 'xanh' để bảo vệ người tiêu dùng2025-01-24 21:46
Tiêu dùng xanh trong bối cảnh hiện nay: Thực trạng và giải pháp2025-01-24 21:32
Vai trò của doanh nghiệp trong thu gom, tái chế rác thải nhựa tại Việt Nam2025-01-24 21:20
TP Lai Châu: 6 tháng đầu năm tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt gần 43%2025-01-24 21:14
Ly, túi giấy2025-01-24 21:03