88Point88Point

【bảng xếp hạng j1 nhật bản】Thủ tướng chỉ đạo Bộ GTVT rà soát, cập nhật lại phương án tài chính của Dự án BOT Đèo Cả

Trạm thu phí BOT hầm đường bộ Đèo Cả.

Văn phòng Chính phủ vừa có công văn số 7051/VPCP – CN truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đối với các vướng mắc tại Dự ánBOT xây dựng hầm đường bộ qua Đèo Cả.

Cụ thể,ủtướngchỉđạoBộGTVTràsoátcậpnhậtlạiphươngántàichínhcủaDựánBOTĐèoCảbảng xếp hạng j1 nhật bản Thủ tướng chỉ đạo Bộ GTVT tiếp tục rà soát, cập nhật lại phương án tài chínhcủa Dự án theo đúng các ý kiến chỉ đạo trước đó của lãnh đạo Chính phủ và kiến nghị của Ngân hàngTMCP Công Thương Việt Nam.

Trên cơ sở đó, Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính,Tư pháp và Nhà đầu tưđề xuất phương án xử lý tổng thể cho Dự án, bảo đảm nguyên tắc tôn trọng hợp đồng đã ký kết, đúng quy định, chặt chẽ về mặt pháp lý và hài hòa lợi ích, trách nhiệm của các bên liên quan; trong đó, xác định rõ mức vốn nhà nước tham gia đầu tư và cơ sở pháp lý áp dụng, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 8/2020.

Thủ tướng giao các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính,Tư pháp có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Bộ GTVT và tham gia ý kiến đầy đủ, cụ thể đối với các nội dung có liên quan.

Theo hợp đồng ký kết giữa Công ty CP Đầu tư Đèo Cả và Bộ GTVT, Dự án BOT xây dựng hầm đường bộ qua Đèo Cả (bao gồm hầm Đèo Cả, Cổ Mã, Cù Mông và Hải Vân) có tổng mức đầu tư 21.612 tỷ đồng, trong đó, vốn nhà đầu tư huy động là 16.564 tỷ đồng, vốn nhà nước tham gia hỗ trợ là 5.048 tỷ đồng (23,53%).

Trên cơ sở sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, Dự án được phép sử dụng 7 trạm thu phí để hoàn vốn, gồm An Dân, Đèo Cả, Ninh Lộc, Cù Mông, Nam Hải Vân, La Sơn - Túy Loan và trạm Bắc Hải Vân. Hiện nay, các hầm Đèo Cả, Cổ Mã, Cù Mông đã hoàn thành, đưa vào khai thác. Riêng Dự án thành phần Mở rộng hầm Hải Vân 2 đang được nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành trong quý IV/2020.

Tuy nhiên, trái với kỳ vọng của cả nhà đầu tư và nhà tài trợ vốn, trong quá trình triển khai thực hiện Dự án đã phát sinh một loạt yếu tố khách quan, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả tài chính cũng như phương án trả nợ các khoản vay cho tổ chức tín dụng trong nước.

Trong số các nguyên nhân làm lệch phương án tài chính tại công trình hạ tầng BOT có quy mô vốn lớn nhất được triển khai trên trục Bắc - Nam, đáng kể nhất là việc thu phí tại trạm La Sơn - Túy Loan chưa thể thực hiện được như hợp đồng đã ký, do thay đổi cơ chế chính sách; phần vốn Nhà nước (1.180 tỷ đồng, trong số 5.048 tỷ đồng đã cam kết) tham gia Dự án chưa được giải ngân do thay đổi về kế hoạch phân bổ nguồn vốn từ Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Bên cạnh đó, các dự án trọng điểm trong khu vực như: Nhà máy Lọc dầu Vũng Rô, Khu kinh tế Vân Phong, Nhà máy Lọc dầu Nhơn Hội… chưa thể triển khai cũng khiến lưu lượng xe thực tế hụt sâu so với phương án tài chính.

Được biết, liên quan đến 1.180 tỷ đồng chưa cấp đủ cho Dự án, trong văn bản số văn bản số 6341/BGTVT-ĐTCT về việc vốn nhà nước tham gia thực hiện dự án và trạm thu phí La Sơn - Túy Loan hoàn vốn cho Dự án hầm đường bộ qua Đèo Cả gửi  Thủ tướng Chính phủ vào cuối tháng 6/2020, Bộ GTVT đề xuất phương án bố trí ngay 50 tỷ đồng từ nguồn dự phòng chung và nguồn dự phòng 10%. Phần vốn còn lại, Bộ GTVT đề nghị các cơ quan có thẩm quyền cân đối trong năm 2020, 2021 và kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025.

Đối với số phận của trạm La Sơn - Túy Loan, vào đầu tháng 8/2019, Thủ tướng Chính phủ đã có Văn bản số 7087 giao Bộ Tài chính chủ trì, tổng hợp ý kiến các bộ, ngành và tham mưu Thủ tướng Chính phủ phương án phù hợp. Trên cơ sở ý kiến của các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, GTVT, Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước và kết luận của Kiểm toán Nhà nước, Bộ Tài chính đã có Văn bản số 14633 ngày 3/12/2019 kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ GTVT phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng phương án cân đối vốn góp của Nhà nước để hỗ trợ nhằm đảm bảo tính khả thi tài chính của Dự án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Bộ GTVT đã phối hợp với nhà đầu tư nghiên cứu bổ sung phương án tăng mức phí, kết hợp kéo dài thời gian thu phí của Dự án.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, do các trạm Đèo Cả, Bắc Hải Vân, Cù Mông đặt trên đường dẫn vào hầm, các phương tiện có thể đi theo đường Quốc lộ 1 (cũ) qua đèo để không mất phí. Vì vậy, việc tăng mức thu phí tại các trạm này sẽ dẫn đến tỷ lệ phân lưu tăng lên, các phương tiện sẽ lựa chọn đi theo đường Quốc lộ 1 qua đèo để không mất phí, doanh thu thu phí để hoàn vốn cho Dự án sẽ ngày càng giảm.

Với những lý do trên, tại văn bản số 6341/BGTVT-ĐTCT, Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng xem xét 2 phương án.

Phương án thứ nhất, Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ cho phép tiếp tục thực hiện thu phí trên tuyến La Sơn - Túy Loan để hoàn vốn cho Dự án BOT hầm đường bộ qua Đèo Cả theo chủ trương đã được chấp thuận và hợp đồng dự án đã ký kết.

Phương án thứ hai, Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng xem xét triển khai theo kiến nghị của Bộ Tài chính: giao Bộ GTVT phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng phương án cân đối vốn góp của Nhà nước để hỗ trợ nhằm đảm bảo tính khả thi tài chính của Dự án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

“Với thời gian hoàn vốn hiện nay đã gần 30 năm, nhà đầu tư gần như không còn đường lùi. Nếu việc xử lý các vướng mắc tiếp tục kéo dài, thì sẽ phá vỡ phương án tài chính ngay cả khi Dự án đã được cấp đủ 5.048 tỷ đồng”, Bộ GTVT nhận định.

Công ty CP Đầu tư Đèo Cả cho biết, việc chậm xử lý dứt điểm các vướng mắc tại Dự án, đặc biệt là Nhà nước chưa tham gia đủ phần vốn góp đã khiến dư nợ tín dụng tăng thêm 954 tỷ đồng và phát sinh 110 tỷ đồng lãi vay trong thời gian xây dựng. Đây là áp lực rất lớn, chạm ngưỡng chịu đựng của doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh Dự án đang bị mất nguồn thu do chậm trễ đưa vào thu phí trạm La Sơn - Túy Loan.

赞(516)
未经允许不得转载:>88Point » 【bảng xếp hạng j1 nhật bản】Thủ tướng chỉ đạo Bộ GTVT rà soát, cập nhật lại phương án tài chính của Dự án BOT Đèo Cả